Tôm thẻ chân trắng Các loại bệnh do dinh dưỡng

Các loại bệnh do dinh dưỡng

Ngày đăng 23/09/2015

Các loại bệnh do dinh dưỡng

Tôm cần 6 loại chất dinh dưỡng và khoảng 30 chất dinh dưỡng vi lượng.

Chất dinh dưỡng vi lượng là các axit amin riêng biệt, vitamin, khoáng chất và các axit béo. Mỗi một chất trong số các chất này rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm.

Có trường hợp chỉ ở một thời kỳ rất ngắn trong vụ nuôi mà thiếu một trong bất kỳ chất dinh dưỡng nào thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm.

Ở mỗi giai đoạn nuôi cần phải bổ sung đúng lúc một và tất cả các chất dinh dưỡng hoặc chất dinh dưỡng vi lượng.

Trong một vụ nuôi dài luôn cần bổ sung dinh dưỡng vì sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt giai đoạn nuôi tăng trưởng.

Thường các nhà sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng đầy đủ để đảm bảo thức ăn có tất cả các chất dinh dưỡng và chất dinh dưỡng vi lượng.

Do đó, ở một ao nuôi tôm thương phẩm trong điều kiện nuôi thâm canh ở mật độ cao thì khả năng xảy ra thiếu hụt dinh dưỡng là rất cao.

Thức ăn kém chất lượng, không đủ dinh dưỡng sẽ làm mất đi bề ngoài khỏe mạnh và đầy đặn bình thường của tôm.

Vỏ trở nên mỏng và mềm.

Tôm chậm lột xác và kết quả là toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển đều chậm lại. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện một số loại bệnh cụ thể nào đó liên quan đến dinh dưỡng kém.

Thiếu hụt protein có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cơ và thịt tôm, protein cần thiết cho tôm được cấu thành từ 10 loại axít amin mà tôm không có khả năng tổng hợp nên cần phải cung cấp thông qua thức ăn.

Tôm đòi hỏi tỷ lệ protein rất cao (35 – 45 %).

Tôm cần phospholipid giàu phosphatidylcholine và phosphatidylinositol cho quá trình phát triển bình thường, lột xác, biến đổi và thành thục.

Do đó sự đẻ trứng, tỷ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống của ấu trùng cũng đều bị ảnh hưởng.

Bệnh vỏ mềm thường thấy ở tôm ấu niên và trưởng thành.

Tôm bị nhiễm bệnh sẽ có vỏ ngoài mềm và mỏng màu hơi xanh. Tôm thể hiện xu hướng ăn thịt đồng loại nhiều hơn.

Các chất dinh dưỡng vi lượng liên quan trực tiếp đến bệnh này là canxi, kali và phốt pho.

Khoảng 20% năng lượng hấp thụ được sử dụng cho việc hình thành vỏ ngoài.

Do đó tôm cần thức ăn năng lượng rất cao và nếu năng lượng ít thì vỏ ngoài sẽ trở nên mềm yếu.

Vitamin A cần thiết cho sức khỏe và ích lợi cho các biểu mô trong và ngoài. Vitamin B có nhiều dạng và đóng vai trò chính trong một hoặc các hoạt động trao đổi chất khác nhau.

Vitamin C cần thiết cho sự hình thành chitin. Thiếu vitamin C thì sẽ làm giảm sự hấp thụ thức ăn, làm cho hệ số chuyển đổi thức ăn kém và tỷ lệ chết cao sau khi lột xác.

Vitamin D có liên quan đến chuyển hóa canxi và vitamin E có tác dụng làm chất chống oxy hóa trong thức ăn, ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong chu kỳ sinh sản.

Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh tren tom


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu tiếp tục của Việt Nam về Vibrio có thể thực khuẩn (Phage) lan truyền EMS/AHPNS Nghiên cứu tiếp tục của Việt Nam về… Công nghệ sinh học cải thiện tôm nuôi Công nghệ sinh học cải thiện tôm nuôi