Các phương thức nuôi bào ngư - Nuôi theo kiểu lập thể ở trên đất liền
1. Nuôi theo kiểu lập thể ở trên đất liền
1.1 Lồng nuôi:
Do các lồng nuôi lỗ hình vuông có kích thước 60 x 40 x 10 cm, có nắp đậy xếp chồng lên nhau mà thành, mật độ nuôi 50 con là chính (thông thường mật độ thả nuôi có giới hạn là không quá 30 con).
Do trong quá trình nuôi trước hết phải tách các lồng nuôi ra để thức ăn vào không những gây bất tiện, mà còn rất lãng phí sức người và thời gian.
Sau khi nghiên cứu cải tiến, ở một mặt bên của lồng nuôi có làm một nắp cửa, làm cho dễ đóng mở và làm cửa cho thức ăn.
Do đó, khi cho ăn có thể bớt việc phải tách riêng lồng, tiết kiệm nhiều thời gian, qua nhiều lần cải tiến, trong lồng có thể tăng thêm nhiều không gian sống, làm giảm tỷ lệ chết do bị tách rời gây nên.
Qua cải tiến vào năm 1997, sau khi tạo ra lồng nuôi lỗ tròn 80 x 50 x 10cm, ở một bên lồng đặt cửa tự động, dễ đóng mở, đồng thời tiện cho ăn, nhưng tuỳ theo sự sinh trưởng của cá thể, phải kịp thời giảm mật độ để tiện cho việc nuôi; sau cải tiến mật độ nuôi của mỗi lồng bình quân có thể đạt tới 80 con, mật độ nuôi theo kiểu nuôi truyền thống là 50 con.
Sau khi so sánh tỷ lệ lớn ở các tầng nuôi theo kiểu lập thể, phát hiện tỷ lệ lớn ở tầng thấp nhất là tốt, số tầng nuôi thông thường có thể đạt 12 tầng, tỷ lệ lớn ở các tầng cũng có sự khác nhau chút ít, hiệu quả nuôi của tầng càng thấp càng tốt, có một số bể nuôi đặt ngoài nhà do chiếu sáng tốt, đồng thời cũng cung cấp không ít thức ăn tự nhiên, nên tỷ lệ lớn ở tầng đỉnh cũng tương đối cao.
Từ đó cho thấy khi mà tỷ lên sống của phương thức nuôi lập thể đạt tới 70 - 80%, tức là có thể thu được lợi nhuận nhưng khi gỡ ra để đo, thường có thể làm bào ngư bị thương nhưng do nhân tố con người gây nên mà không phải là nuôi không thoả đáng hoặc chất nước khác không tốt gây nên, nguyên nhân tỷ lệ sống của bào ngư khi nuôi theo phương thức lập thể không cao, thường thường là do thiếu ôxy gây lên.
1.2 Nuôi lớn
Trong thời gian nuôi cứ mỗi tuần cho ăn một lần, người cung ứng thức ăn (rong câu) sau khi vận chuyển đến chỗ nuôi, đổ vào trong bể xi măng để rửa sạch bằng nước, chờ để cho vào lồng nuôi, tiếp đó tháo cạn nước ở bể nuôi, lại dùng vòi nước phun rửa.
Bể nuôi rửa xong, sau khi mở nắp lồng nuôi để cho thức ăn, tiếp đó cho đậy nắp lồng, chờ lần lượt bỏ hết rồi hãy cấp nước.
Nếu có dư bể nuôi, có thể quản lý bằng một loại phương pháp khác.
Tức là trước hết rửa sạch bể trống, sau khi cấp nước sẽ dùng palăng móc kéo lồng nuôi đã xếp thành khối lên và lần lượt cho thức ăn rong câu, rồi móc kéo đưa vào bể nuôi dự bị.
Chờ sau khi giải quyết xong toàn bộ, thì có thể tháo cạn nước ở bể nuôi, rồi phun rửa, dự phòng để chuyển đặt lồng nuôi của bể khác.
Cách này có thể tránh cho bào ngư vì thời gian rời khỏi mặt nước quá dài mà ảnh hưởng đến độ lớn.
Tỷ lệ nuôi sống đạt 80 - 95%.
Thời gian nuôi bình quân mỗi tháng cỡ loại thu hoạch đạt được 60 -70 con/kg, hằng năm mỗi tsưbô (đơn vị đo diện tích của Nhật Bản, bằng 3,3m2.
H.T) có thể sản xuất được 54 cân Ðài Loan, ước đạt từ 5 -6 lần nuôi đơn tầng mặt phẳng.
Khi tiến hành nuôi trên đất liền, nước biển được ống hút hút trực tiếp từ ngoài biển vào, nhưng nên có ao trữ nước, rồi lại dùng ống hút hút nước từ ao trữ nước ra, chờ sau khi dẫn nước vào bể nuôi, rồi để cho nước biển qua các kênh dẫn đưa nước vào các bể nhánh, nếu khoảng cách tương đối xa, khi lưu lượng nước lớn có thể dùng máy bơm và van khống chế để điều tiết lưu lượng nước, ngoài ra để tránh việc bơm vào vi sinh vật hoặc động vật tạp trong nước biển, thì trước hết cũng có thể tiến hành sử lý nước ban đầu.
Rau câu nuôi bào ngư non cần phải rửa sạch và thái nhỏ, tránh gây nên chất nước không tốt, rồi mới cho rau câu đã thái nhỏ vào bể nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ