Các Vùng Trồng Bông Của Việt Nam - Vùng Trồng Bông Đồng Bằng Sông Cửu Long
I. ĐIỂU KIỆN ĐẤT ĐAI
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có khoảng 2,7 triệu ha đất nông nghiệp. Theo phân loại của Hội Khoa học Đất Việt Nam thì vùng này có 6 loại đất chính là: Đất phù sa (ngọt được bồi tụ và không được bồi tụ hàng năm); đất phèn nhiễm mặn; đất phèn; đất mặn; đất phong hóa từ granit và phù sa cổ; đất xáo trộn.
Trong tất cả các loại đất thì đất phù sa chiếm tỷ lộ cao nhất. Riêng 3 tỉnh trồng bông Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang đã có 345 ngàn ha. Đất phù sa nói chung là rất thích hợp cho việc trổng bông nói riêng và các cây nông nghiệp nói chung.
Kết quả điều tra của Công ty Bông Việt Nam và Viện Lúa đổng bằng sông Cửu Long thì đất có khả năng trồng bông ở các tỉnh là rất lớn, Cần Thơ có khoảng 15.000 ha, Sóc Trăng khoảng 10.000 ha, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang có khoảng 10.000 ha.
Với kết quả đưa bông vào trồng thử tại các tỉnh này năm 2002 cho thấy đất có thể đưa vào trồng bông được bao gồm các loại đất sau:
- Đất trồng lúa không bị ngập nước, không bị phèn, chủ động tưới tiêu. Đây là loại đất chủ yếu trồng bông rất tốt, có ở tất cả các tỉnh. Song trên đất này nhiều nơi trồng lúa đạt 7 - 9 tấn 1 vụ nên cây bông không thể cạnh tranh được với cây lúa. Vụ Đông Xuân 2002 Công ty Bông đã phối hợp với một số tỉnh trồng bông trên đất này, nhiều hộ nông dân đã đạt 2 - 4 tấn bông hạt/ha.
Ở các vùng Tân Hồng, Hồng Ngự, Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp); Trà Cú, Cầu Kè (Trà Vinh); thị trấn Kinh Càng, Phụng Hiệp (Cần Thơ); Mỹ Tú, Long Phú (Sóc Trăng); Đinh Biên, Tri Ton (An Giang) tuy đất có thành phần lý hóa tính khác nhau nhưng bông đều cho năng suất cao. Song trên đất này chưa thể thiết kế được hệ thống thủy lợi tiêu thoát nước trong thời kỳ gieo hạt, cây con và chủ động tưới khi cây lớn. Tiềm nãng đất thì nhiều song chưa ưồng bông lớn được.
- Đất trồng lúa đã lên iíp: Loại đất này không có nhiều, chủ yếu là ở Phụng Hiệp, Cần Thơ với cơ cấu cây trồng hiện nay là lúa trồng từ tháng 8 đến tháng 12 sau trồng mía 1 vụ.
Nếu bố trí gieo lúa thuần nông từ giữa tháng 7 đến tháng 10 thì cọ thể gieo bông từ tháng 11 thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Sau đó có thể trồng vụ rau trước khi trồng lúa. Trên loại đất này trồng bông không cần làm đất nhưng cho năng suất rất cao.
- Đất cao trồng rau màu: Loại đất này rải rác tại các tỉnh rất nhiều nhưng không tập trung thành vùng lớn. Cây trồng chủ yếụ trên đất này là cải củ, cà, ớt, cải canh, hàng tím, cải bắp, cải xanh, ngô (bắp), đậu, bí đò v.v... Do thời tiết khí hậu ôn hòa nên không có mùa vụ rõ ràng. Có thể trồng bông gối xen vào với các loại cây này. Sau khi thu hoạch rau màu xong thì tập trung chăm sóc cho cây bông.
Một đặc điểm cần lưu ý là trồng bông trên đất này giai đoạn đầu cây bông sinh trưởng khó khăn, nhưng người nông dân miền Tây rất cần cù chăm sóc cây rau, nên khi thu hoạch rau thì cây bông còn lại cho năng suất cao.
- Đất vườn cây ăn trái: Năm đầu và năm thứ hai chưa khép tán thì trồng bông rất tốt, từ năm thứ ba trở đi thì không nên trồng, nhìn chung đất vườn cây ở ĐBSCL là rất nhiều, chiếm diện tích khá lớn.
II. KHÍ HẬU THỜI TIẾT
Vùng Nam bộ nói chung và các tỉnh miền Tây Nam bộ nói riêng là vùng khí hậu ôn hòa, có những yếu tổ khí hậu đặc trưng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
1. Nhiệt độ và ánh sáng
Nam bộ nằm trong vùng nội chí tuyến, Bắc bán cầu, cận xích đạo, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới giồ mùa; nhiệt độ trung bình tháng trong nãíiì khá cao 27,0°C + o,5°C và 27,0°C + l,5°C (giữa tối dao và tối thấp). Nhiệt độ thấp nhất 25,3 - 27,7°C (tháng 12), nhiệt độ tháng cao nhất 28,1- 28,5°C (tháng 4).
Tổng tích ôn của các tỉnh Nam bộ xếp vào loại cao ở Việt Nam (gần 10.000HC), cao hơn Hà Nội 3000°C . Như vậy nhiệt độ các tháng trong năm và tổng tích ôri rất thích hợp cho trồng bông.
Số giờ nắng ở ĐBSGL bình quân khoảng 2200 giờ - 2400 giờ/năm (tức 6,2 - 6,5 giờ/ngày). Tháng có giờ chiếu sáng thấp nhất là tháng 9 (4 - 4,5 giờ/ngằy), tháng cao nhất là tháng 3 (8,5 19,0 giờ/ngày). Đối chiếu với cây bông ýều cầu thì số giờ nắng/ngày ờ ĐBSCL rất phù hợp cho trồng bông đông xuân (vụ khô).
2. Lượng mưa và phân bố mưa
Ở miền Tây Nam bộ lượng mưa được phân bố theo hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tập trung lượng mưa lớn nhất vào các tháng 7, 8, 9. Tổng lượng mưa cả năm bình quân của các tỉnh trong vùng là 1800 - 2000 mm.
- Mùa khô lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bình quân trung bình nhiều nãm dưới 260 mm cùng với giờ chiếu sárig 5,7 - 9,1 giờ/ngày nên rất phù hợp cho trồng bông đông xuân (vụ khô).
- Ngược lại mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm từ 1050 mm - 1320 mm vẫn có thể trồng được bông. Song với số ngày mưa bình quân trong vụ quá cao (gần 20 ngày) và số giờ chiếu sáng thấp (4,5 - 5,4 giờ/ngày) lại không thuận lợi cho sản xuất bông.
3. Ẩm độ không khí
Ớ các nước trồng bông tiên tiến, khí hậu nóng khô có ẩm độ không khí biên động từ 40160%. ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có ẩm độ không khí cao. Với ẩm độ không khí ở ĐBSCL trung bình 83,8 + 5,4% cây bông sẽ sinh trưởng thân lá mạnh, rậm rạp, ảnh hưởng xấu đến ra hoa đậu quả. Vì vậy muốn bông năng suất cao cần sử dụng chất điều tiết sinh trưởng PIX để hạn chế sự phát triển thân, lá, cành, tăng mật độ gieo trồng, tăng số quả trên m2 mới làm cho bông đạt năng suất cao.
Bảng 11. Một số yếu tố khí hậu thời tiết Tây Nam bộ (Trung bình nhiều năm tại cẩn Thơ)
Số TT | Chỉ tiêu | Yêu cẩu của cây bông | Vụ khô (T12-T4) | Vụ mưa (từ T7-T11) |
1 | Nhiệt độ TB (°C) | 25-30 | 25,3 - 25,8 | 24,5 - 27,9 |
2 | Số giở nắng TB/ngày | 6-9 | 5,2-9,1 | 4,2-6,6 |
3 | Ẩm độ không khí (%) | 40-60 1 | 78,5-82,4 | 81,7-89,2 |
4 | Lượng mưa (mm) | - | 241,9 | 1.232,7 |
5 | Số ngày mưa TB/tháng | - | 4,2 | 17,9 |
Từ các yếu tố khí hậu thời tiết giữa các mùa ĐBSCL so với yêu cầu cây bông cho thây chỉ có điều kiện tự nhiên của vụ khô rất thuận lợi cho phát triển cây bông.
III. CƠ CẤU CÂY TRỐNG VÀ VỊ TRÍ CÂY BÔNG
Ở ĐBSCL có nhiều loại hình đất đai phù hơp cho phát triển các cây trồng nông nghiệp nói chung và cho cây bông nói riêng. Thời tiết khí hậu ĐBSCL cũng là thời tiết lý tưởng và ổn định nhất cho tất cả các cây trổng phát triển.
Với tập quán canh tác từ bao đời nay của nông dân miền Tây Nam bộ là trổng lúa và cây ăn quả, qua nhiều năm nghiên cứu thí nghiệm và sản xuất thử cây bông trên diện rộng cho thấy cây bông có thể sắp xếp tham gia vào cơ cấu cây trổng ĐBSCL dưới đây:
- Bông - lúa: Bố trí vụ lúa kết thúc vào cuối tháng 10, bỏng đông xuân gieo trong tháng 11, thu hoạch vào tháng 4. Đất trồng lúa có thể đã lên líp hoặc không lên líp nhưng chủ động tưới tiêu, không bị ngập nước khi đã gieo bông đặc biệt ở thời kỳ cây con.
- Bông trồng trên đất màu: Bông trồng thuần hay có thể trồng xen với các cây ngắn ngày, gieo trong tháng 10, tháng 11 thu hoạch vào tháng 3, 4.
Tóm lại với điều kiện đất đai phù sa rất màu mỡ với thiên nhiên rất ưu đãi đặc biệt là vụ đông xuân (mùa khô) đối với cây trồng nói chung và cây bông vải nói riêng. Nếu được đầu tư chãm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật cây bông I vụ đông xuân của ĐBSCL sẽ cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Song thực tiễn việc phát triển bông vói quy mô sản xuất hàng hóa tập trung lớn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, nên theo chúng tôi trước mắt cần nghiên cứu thêm và cũng chưa nên mở rộng ở vùng này bởi những lý do dưới đây:
- Một là, mặc dù từ thời xa xưa (thời kỳ Pháp thuộc) cây bông đã được phát triển ở vùng sông nước Cửu Long để tự cung tự cấp vải mặc, song với cây bông luồi gần đây đưa vào thì vẫn là cây trồng mới, nông dân chưa quen với kỹ thuật trồng, thời vụ gieo bông muộn. Nông dân ít quan tâm đầu tư nên cây bông sinh trưởng kém, sâu bệnh phát triển mạnh, gặp mưa nhiều khi thu hoạch nên cả nãng suất và chất lượng đều giảm.
Ngoài ra có một số vùng xảy ra hạn hán suốt vụ, thiếu nước cây bông bị chết, hoặc không phát triển được. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều hộ nông dân chuyên cẩn, áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật, gieo đúng thời vụ, đầu tư lao động vật tư đặc biệt là phân bón và tưới nước đã đật hăng suất 35 - 40 tạ bông hạt/ha, thu nhập 11 - 20 triệu đồng, lãi thuần từ 7 - 13 triệu đồng. Ngược lại cũng không ít hộ nông dân chỉ đạt năng suất 5 - 7 tà bông hạt/ha, thậm chí cổ nhiều hộ không cho thu hoạch.
Nhìn chung nông dân miền Tây Nam bộ đã quen với tập quán làm cây lúa quá nhàn hạ, ít bị mất mùa nên không qúen và không thích làm bông vì quy trình kỹ thuật rì'àm bông phức tạp hơn, tốn nhiều công và vất vả hơn cây lúa.
- Hai là, mặc dù cây bông đã được Nhà nước Chính phủ có chủ trương phát triển lớn, các tỉnh ĐBSCL cũng có chủ trương kế hoạch và chỉ tiêu diện tích, song đi vào chỉ đạo cụ thể thì chưa có quy hoạch chi tiết để bước đầu tao mô hình trồng bông tập trung, tạo điều kiện cho tìôrigTÍấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng bông năng suất cao, p!ểu quả kinh tế, thuận lợi trong thu múa.
- Ba là, ảnh hưởng giá cả của các nông sản nói chungrcây lúa nói riêng cũng làm cho người nông dân không ổn định tư tưởng, dao động trong lựa chọn cây trồng. Khi giá lúa xuống thấp xung quanh 1000 đ/kg thì nông dân xôn xao chọn cáy mía khi có giá 270 - 350 ngàn đồng/tấn và chọn bông phát triển. Song khi giá lúa lên cao 1700 - 2000 đ/kg thì nông dân sẵn sàng bỏ hết các cây khác. Đây là tình trạng trong nông nghiệp ở nhiều vùng. Nếu giá lúa ổn định có hiệu quả thì cây lúa vẫn là cây tập trung phát triển phù hợp nhất với người nông dân Nam bộ.
Tóm lại đối với ĐBSCL cây bông chưa thể phát triển lớn được vì “Thiên thời, địa lợi mà nhân chưa hòa”. Hay nói cách khác rất đồng nghĩa với nhận định của các nhà khoa học Trung Quốc: “Cây bông chỉ có thể phát triển ở những vùng có đất đai, thời tiết khí hậu phù hợp, với vùng : nghèo và nông dân chăm chỉ cần mẫn lao động, ham học hỏi và tiếp thu tiến bộ kỹ thuật”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ