Tin nông nghiệp Cách chế biến thức ăn xanh cho gia súc gia cầm

Cách chế biến thức ăn xanh cho gia súc gia cầm

Tác giả Kỹ Thuật Nuôi Trồng, ngày đăng 21/03/2019

Cách chế biến thức ăn xanh cho gia súc gia cầm

Chế biến thức ăn xanh cho gia súc gia cầm chúng ta có thể chặt cành phơi cho lá rụng, nếu trời mưa thì tuốt lá rang nóng cho khô, giả thành bột, đóng bao nilon, dự trữ nơi khô thoáng...

Ninh Thuận chủ động dự trữ thức ăn phục vụ gia súc mùa hạn. Ảnh : Thành Công Thử - TTXVN

1/ Bột cỏ Stylô:

Cỏ Stylô là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylô có 96 g đạm tiêu hóa, tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo. Cỏ băm ngắn phơi khô, nghiền mịn rồi đem phơi lại, đóng bảo quản nơi thoáng khô ráo.

2/ Bột bèo hoa dâu:

Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 – 30% Prôtein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm. Giá trị của bèo hoa dâu ở chỗ tương đối đầy đủ các Axit Amin và khoáng đa lượng, vi lượng. Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí thức ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng. Thường bổ sung 5% vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày.

3/Bột lá keo dậu:

Có thể chặt cành phơi cho lá rụng, nếu trời mưa thì tuốt lá rang nóng cho khô, giả thành bột, đóng bao nilon, dự trữ nơi khô thoáng.

Cho gà ăn 4 – 6% khẩu phần bột lá keo dậu, gà tăng trọng khá, đẻ nhiều, tỷ lệ trứng có phôi tăng trên 7%, ấp nở tăng 15 – 16%, chi phí thức ăn giảm.

Cho lợn ăn bột lá keo dậu cho thấy đến 10% số lợn đều cho tăng trọng khá, đến 10% số bò cũng cho kết quả tăng trọng và tăng lượng Hemoglobin trong máu.

Viện Chăn nuôi, đã nghiên cứu và có kết luận tỷ lệ bổ sung bột lá keo dậu vào khẩu phần thức ăn gà 2 – 4%; lợn con 2 – 3%, lợn nái 5 – 6%; bê nghé 7 – 30%.


Thức ăn gây bệnh cho gia súc Thức ăn gây bệnh cho gia súc Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (19 - 25/3) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong…