Cách giảm hao hụt khi thả giống tôm mùa lạnh
![Cách giảm hao hụt khi thả giống tôm mùa lạnh](/temp/resize/400x300/upload/news/11-2021/21350eea-61a0481a9eda11464bdee378.jpg)
Hỏi: Tôi muốn tìm hiểu về thả giống tôm vào mùa lạnh cần lưu ý gì để giảm hao hụt? (Phạm Thị Minh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Vào mùa lạnh tôm rất dễ mắc các bệnh như: đốm trắng, Vibrio, phát sáng,… nên người nuôi không nên thả tôm khi nhiệt độ dưới 20 độ C. Tôm nên để ở trại giống, đợi thời tiết ổn định rồi mới mang về thả vì ở trại giống sẽ có hệ thống sưởi giúp tôm phát triển bình thường.
Đợi trời có nắng hoặc nhiệt độ ổn định hơn và chọn thời gian thả khoảng từ 11 – 12 giờ trưa lúc tiết trời ấm áp hơn để giúp tôm nhanh chóng thích nghi với môi trường ao nuôi mới. Vị trí những ao thả tôm vào mùa lạnh cần chọn những ao khuất gió, để giúp hạn chế nhất gió lạnh ảnh hưởng đến tôm nuôi. Nếu không có ao ở vị trí thích hợp thì phải che chắn bằng bạt, hay tôn… để giảm thiểu được lượng gió lạnh ảnh hưởng đến ao.
Sau khi thả tôm thì tiến hành duy trì quạt khí để đảo đều nước mặt và đáy nền, đồng thời đo nhiệt độ trên mặt và tầng đáy vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/pig-cow20170417.png)
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/hydro20170417.png)
Pha dung dịch thủy canh
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Định mức cho tôm ăn
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/npk20170417.png)
Phối trộn phân bón NPK
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Xác định tỷ lệ tôm sống
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/fer_convert20170417.png)
Chuyển đổi đơn vị phân bón
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Xác định công suất sục khí
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/shrimp20170417.png)
Chuyển đổi đơn vị tôm
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/greenhouse20170418.png)
Tính diện tích nhà kính
![](/temp/resize/35x/img/aquaki/pond_vol20170417.png)
Tính thể tích ao hồ