Cách mạng dồn điền đổi thửa cả hệ thống chính trị nhập cuộc
Ở ngoại thành, đa số nông dân dựa vào nông nghiệp.
Vì vậy, thành phố chọn khâu đột phá là dồn điền đổi thửa, từ ruộng đất manh mún dồn lại tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vốn, cơ giới hoá để phát triển SX, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, không chỉ Hà Nội mà nền nông nghiệp cả nước đang phải đối mặt với một số khó khăn như đội ngũ người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu SX; lực lượng cán bộ nông nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu, năng suất lao động chỉ đạt khoảng 70% so với các nước khác trong khu vực và 50% so với các nước châu Âu.
Đặc biệt là sau khi đạt được thỏa thuận TPP, hàng hóa các nước đang lăm le tràn vào Việt Nam, nước ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề SX hàng hóa. Bởi thế, thứ nhất là phải nâng cao chất lượng lao động.
Thứ hai là phải tập trung hướng dẫn cho nông dân hợp tác trong SX nông nghiệp, nông dân với nông dân, và nông dân với doanh nghiệp.
Nông dân phải hợp tác với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, để biết SX gì, bán cho ai, SX không bị manh mún.
Đầu tàu phải là các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba là nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay.
Tình trạng tín dụng đen nông thôn không phải là không có nên nó ngốn hết lợi nhuận cũng như cơ hội mở rộng được SX của người nông dân.
Vừa thiếu vốn, vừa lãi suất cao, khó tiếp cận các chương trình vay ưu đãi của Nhà nước nên nông dân gặp nhiều khó khăn.
Đây là vấn đề cơ chế cần phải giải quyết.
Cần bổ sung nguồn quỹ khuyến nông, quỹ hợp tác xã, nâng tổng nguồn quỹ lên khoảng 1.200 tỷ để giải quyết vấn đề nguồn vốn.
Vấn đề thứ tư là xây dựng thương hiệu và an toàn thực phẩm.
Chúng ta chỉ có thể xây dựng thương hiệu khi nông dân được tổ chức thành HTX, khi nông dân gắn với doanh nghiệp.
Nhưng vấn đề nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu để không bị làm giả, trà trộn mới là quan trọng.
Cuối cùng là vấn đề quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, các ban ngành cần tăng cường công tác xử lý vi phạm.
Phát biểu chỉ đạo cuộc “Tọa đàm bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh SX nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM”, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02, nhấn mạnh phải tìm ra giải pháp đồng bộ, khả thi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngành nông nghiệp.
Phải phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng SX hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bền vững; cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch SX nông nghiệp, xây dựng NTM.
Sở NN-PTNT nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao, củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế HTX trong tình hình mới.
Cần phát huy thế mạnh của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng cao trong SX nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả canh tác…
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ