Nuôi lợn (Heo) Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Tác giả Nông Nghiệp Sạch, ngày đăng 04/10/2019

Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Các hộ chăn nuôi cần vệ sinh khu vực chăn nuôi, cách ly lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh và chăn nuôi theo mô hình hiện đại hoá.

Xử lý lợn bệnh đúng quy trình. Ảnh: Sở NN&PTNT Hà Nội.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay chưa có vắc xin đặc trị dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh được đặt lên hàng đầu. Để chống bệnh dịch lây lan, các hộ chăn nuôi cần thực hiện các phương pháp phòng, chống dịch bệnh dưới đây.

Vệ sinh khu vực chăn nuôi

Hộ chăn nuôi cần thường xuyên làm sạch và khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các địa điểm buôn bán thịt lợn, cơ sở giết mổ và xử lí các chất thải của lợn đúng cách để ngăn chặn phát tán bệnh dịch.

Cách ly dịch bệnh

Nếu hộ chăn nuôi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu của bệnh, cần cách ly khỏi đàn và xử lý theo hướng dẫn. Cần nhanh chóng khống chế và ngăn chặn sự lây lan trong đàn. Lợn nhiễm bệnh cần được tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, bảo đảm yêu cầu không để lây lan dịch bệnh, không để gây ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi theo hướng hiện đại

Cùng với việc thực hiện các biện pháp để khống chế dịch, các hộ chăn nuôi cần cải thiện mô hình theo hướng hiện đại hóa với phương pháp chăn nuôi ưu việt. Bên cạnh đó cần khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, tiếp tục ổn định và phát triển chăn nuôi.

Cập nhật thông tin dịch bệnh

Để hộ chăn nuôi chủ động phòng ngừa dịch bệnh cần cập nhật thường xuyên thông tin thời sự đồng thời hiểu những kiến thức cơ bản, hiểu biết để người dân nhận thức được về trách nhiệm của mình trong chăn nuôi. 

Vệ sinh chuồng trại nhằm phòng chống bệnh lân lan. Ảnh: Sở NN&PTNT Hà Nội.

Trong thời gian vừa qua, dịch tả lợn châu Phi diễn biến vô cùng phức tạp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch đã và đang xảy ra tại 62/63 tỉnh thành và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Trước tình hình hiện tại, các hộ chăn nuôi cần thực hiện những biện pháp phòng, chống để ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Dịch tả lợn Châu Phi bắt nguồn đầu tiên từ Châu Phi, lây nhiễm cho vật nuôi do vi rút gây ra. Lợn mắc bệnh tỉ lệ chết lên đến gần 100%, bệnh lây lan nhanh, chưa có vắc xin chữa trị và để lại thiệt hại kinh tế nặng nề cho hộ chăn nuôi.

Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên chưa có thuốc phòng chống, vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao với đường lây truyền rất đa dạng. Bệnh tồn tại rất khó kiểm soát bởi mật độ hộ chăn nuôi lợn tại nước ta rất cao. Theo đó, thời điểm khí hậu thay đổi và diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút dịch tả lợn châu Phi lây lan.

Theo Tổng cục Thống kê, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 6.959 xã thuộc 592 huyện của 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến tháng 8/2019,đàn lợn cả nước ước tính giảm 18,5% so với cùng thời điểm năm trước với hơn 4 triệu con lợn bị tiêu hủy. Dịch bệnh đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề đến hộ chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và đời sống của nhân dân.


Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu Phi Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu… Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học cùng vào cùng ra Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh…