Đậu đũa Cách trồng đậu đũa

Cách trồng đậu đũa

Tác giả CTVN, ngày đăng 26/09/2016

Cách trồng đậu đũa

Cây đậu đũa (Vigna sesquipedalis; còn gọi: đậu dải), loài rau ăn quả, thân thảo bò lan trên mặt đất hay leo trên giàn, họ Đậu (Fabaceae). Thân dài 2 – 3m. Rễ rất phát triển, có nhiều nốt sần, chịu hạn tốt. Lá có 3 lá chét: lá giữa hình mũi mác, 2 lá bên hình tam giác lệch. Bộ lá rất dày, bản lá to, dễ che lấp chùm hoa làm hoa thụ phấn kém. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa màu vàng, trắng, tím. Quả dài, khi già tự nẻ, trong quả có nhiều hạt hình thận, vỏ quả khô hơi xoắn. Quả, hạt có kích thước, trọng lượng, màu sắc và hàm lượng chất dinh dưỡng tùy theo chủng. Đậu đũa là một trong 10 loại rau quan trọng ở Đông Nam Á, Đài Loan, Nam Trung Quốc, Bănglađet và Việt Nam.

Đậu đũa là cây ưa ánh sáng mạnh. Sinh trưởng tốt trong điểu kiện ánh sáng nhiều, có một số giống chịu bóng. Nhiệt độ ban ngày 25 – 35°c và ban đêm không thấp hơn 15°c là nhiệt độ thích hợp cho đậu đũa phát triển. Đậu đũa cũng là cây ít mẫn cảm với các loại bệnh, có nhu cầu nước cao. Tất cả các loại đất, có độ pH = 5,5 – 7,5 đểu có thể trồng được.

Trong 100g hạt đậu đũa có 74,7g nước; 5,4g protein; 7,5g gluxit; 42,3mg canxi; 14,4mg photpho; 1,4mg sắt; 0,45mg caroten và 2mg vitamin c.

Trồng đậu đũa

Đậu đũa là loại rau ăn quả dễ trồng, song không phải lúc nào cũng trồng được.

Thời vụ:

Trong một năm có thể trồng 2 vụ đậu đũa.

Vụ xuân – hè gieo hạt từ cuối tháng 2 đến tháng 4, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 7.

Vụ thu gieo hạt từ tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch tháng 9, 10.

Đậu đũa đang trồng ỏ Việt Nam thuộc 2 nhóm giống. Giống địa phương ở vùng Thạch Bàn (Gia Lâm) và Vãn Lâm (Hưng Yên); các giống nhập từ Đài Loan và Trung Quốc.

Đất trồng

Chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình có độ pH = 5,5 – 6,5. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi gieo. Đánh luống rộng 1 – 1,3m; mặt luống 1,0 m; cao 25 – 30cm. Gieo thành 2 hàng, cách nhau 0,6 – 65cm x 30cm/hốc. Mỗi hốc tra 3 hạt, sau khi cây có 2 lá thật tỉa bớt, còn lại 2 cây. Lượng giống gieo 1 sào Bắc bộ là 0,8 – 1kg.

Bón phân

Dùng phân chuồng ủ hoai trộn với lân và 40% phân kali hoặc thay bằng phân rác chế biến, phân hữu cơ sinh học với lượng bằng 1/3 phân chuồng bón lót.

Bón thúc bằng phân hóa học làm 3 lần: khi cây có 3 lá thật; cây bắt đầu nở hoa (trước khi cắm giàn); sau đợt thu quả đầu tiên.

Xen giữa các đợt hái quả bón thúc thêm nưâc phân chuồng mục, tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi tưới cho đậu.

Chăm sóc

Thường xuyên tưới giữ ẩm nhất là lúc cây ra hoa, phải đảm bảo độ ẩm 80%. Tưới đậu bằng nước sạch (nước giếng khoan, nước sông hồ) không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm. Khi cây đậu đã có vòi phải cắm dóc cho đậu leo, đậu leo được 2/3 thì tỉa bớt lá già, có thể tỉa 2 lá chét bên hoặc tỉa lá giữa, lá bị bệnh.

Thu hái đậu đũa

Hái quả lúc đậu phát triển đẫy sức (lúc quả chín sữa, chưa có xơ) từ 70 đến 100 ngày sau khi gieo hạt. Ngày hái một lần, bứt quả nhẹ nhàng không làm đứt dây, đứt quả. Loại bỏ quả sâu bệnh, dị hình, đóng gói đưa đến nơi tiêu dùng.

Sâu, bệnh

Đậu đũa cũng hay mắc một số sâu bệnh như các loại đậu khác và còn bị giòi đục gốc. Nếu có phun thuốc phải tuân theo quy định về nồng độ và ngày cách ly.


Kỹ thuật trồng đậu đũa hè thu Kỹ thuật trồng đậu đũa hè thu Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Hè Thu