Cách trồng rau diếp cá xanh tốt, dùng làm thực phẩm chữa bệnh
Cây rau diếp cá là cây thân thảo, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản, thân cây màu lục hay tía đỏ, lá mọc so le. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc thành bông, quả nang, hạt hình trứng. Diếp cá chủ yếu để ăn sống cùng với các loại rau sống và gia vị khác hoặc ăn với một số món như canh cá, bánh xèo…
Diếp cá là cây ưa ẩm, có thể mọc hoang dại. Trên đất ẩm và tơi xốp, nhiều mùn cây diếp cá phát triển rất xum xuê, xanh tốt. Cây chịu được hạn nhưng sẽ phát triển kém, năng suất thấp hơn, ưa thích nhiệt độ cao, từ 25 – 35oC.
Kỹ thuật trồng cây diếp cá
Về thời vụ, cây diếp cá có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa. Giống như các loại rau khác, loài cây này thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất có nhiều bùn, được đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, bón phân lót. Vì cây diếp cá chịu ẩm ướt nên người trồng có thể không cần làm luống.
Người dân có thể chọn chậu nhựa hay sành có đường kính chậu từ 20 - 30 cm và chiều cao 20-25 cm, cho hỗn hợp đất trồng rau 2/3 chậu rồi trồng rau giống vào chậu với khoảng cách 10 x 10 ( cm), 1 chậu có thể trồng từ 3 - 4 cây giống. Sauk hi trồng, cây cần được tưới đẫm nước bằng vòi phun nhẹ và để nơi thoáng mát.
Nhân giống
Cây diếp cá có khả năng sinh sản vô tính rất khỏe, trên các đốt thân có nhiều rễ nên có thể cắt cành hoặc nhổ cả gốc cây đem trồng. Khoảng cách trồng là từ 30 - 40 cm, người dân có thể trồng từng hốc hoặc theo hàng. Bà con cần vùi cành sâu trong đất khoảng 10 cm rồi tưới nước mỗi ngày 2 lần. Sau 7 – 10 ngày, cây sẽ ra rễ, nảy chồi và bắt đầu phát triển bình thường cần tưới phân bón thúc.
Cách chăm sóc và thu hoạch
Lúc ban đầu khi mới trồng rau vào chậu, lá rau diếp cá thường bị nhạt màu do thiếu phân, sau khi trồng 10-15 ngày, người trồng có thể pha phân urê với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ pha với 2 lít nước rồi tưới lúc chiều mát ( khi trời không mưa). Khi thu hoạch, người dân dùng dao hay kéo sạch, cắt hết thân rau diếp cá, chừa gốc cách mặt chậu 1-2 cm, sau đó bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 1-2 cm vào mặt chậu. Khi chậu rau đã mọc dầy đặc có thể tách ra trồng thêm các chậu khác. Cây diếp cá có thể chịu lượng phân khá nhiều. Sau khi tưới phân, người trồng nên tưới nước lã rửa lá để tránh phân làm hư lá non. Ngoài ra, việc tưới phân bón thúc ngay sau mỗi đợt thu hoạch là rất cần thiết.
Cây diếp cá ưa ẩm nên cần được thường xuyên tưới nước, năng suất sẽ đạt được cao hơn. Sau mỗi đợt thu hoạch, đất xung quanh cây nên được xới nhẹ và nhổ cỏ. Cây diếp cá ít bị sâu bệnh hại nặng, chủ yếu là nấm làm thối thân và lá. Khi cần thiết, người chăm cây có thể phun các thuốc trừ nấm như Carbenzim, Anvil, Mexyl-MZ và các thuốc gốc đồng. Sau khi trồng khoảng 30 - 45 ngày là có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch 1 đợt là 15 - 20 ngày.
Tác dụng của lá diếp cá
Tên khoa học của loài thực vật này là Houttuynia cordata Thunb, thuộc họ lá dấp (saururaceae) được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh, bộ phận sử dụng là toàn bộ cây (có thể tươi hoặc khô). Theo Đông y, diếp cá có tính hơi lạnh, cay, hơi độc, đi vào kinh phế. Cây có tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể phối hợp với 1 số vị thuốc Nam khác chữa sốt xuất huyết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ