Cách Xử Lý Heo Nái Chậm Lên Giống Sau Khi Cai Sữa Con
1. Nguyên nhân gồm 2 nhóm:
* Nguyên nhân bên trong:
- Rối loạn di truyền, đột biến di truyền do sự tương tác và kết hợp gen không bình thường sẽ dẫn tới vô sinh. Những lợn vô sinh do di truyền thường bị khuyết tật về cơ thể học của cơ quan sinh dục hay tuyến sinh dục phát triển không đầy đủ. Những rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục là nguyên nhân trực tiếp gây nên vô sinh hoặc chậm lên giống.
- Mất cân bằng nội tiết như: Giảm tiết FSH sẽ dẫn đến giảm tiết estrogen. Từ đó làm cho gia súc cái không có biểu hiện động dục. Thể vàng lưu tiếp tục tiết progesterone sẽ kìm hãm sự phát triển của các noãn. Kết quả cũng làm cho heo nái mất chu kỳ động dục.
- Buồng trứng có u nang chèn ép sự phát triển của các bao noãn, dẫn đến mất động dục kéo dài hay vĩnh viễn. Heo nái bị u nang buồng trứng sẽ không mang thai.
- Tỷ lệ FSH/LH không thích hợp sẽ gây trở ngại cho sự rụng trứng. Thông thường khi hàm lượng LH quá thấp, heo cái có biểu hiện động dục quá mức, liên tục, kéo dài. Đa số các trường hợp này thường không thụ thai sau khi phối.
- Rối loạn kích thích tố bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây chết phôi. Progesterone kích thích quá trình xảy ra trong niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho phôi làm tổ, nhưng khi progesterone tiết ra quá ít hoặc ngừng tiết thì phôi sẽ không bám chắc vào nội mạc tử cung và không làm tổ được.
- Heo nái sau khi đẻ đôi khi rối loạn hormon trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm động dục sau khi cai sữa.
* Nguyên nhân bên ngoài: dinh dưỡng khi nuôi con, lứa đẻ, khí hậu, mùa trong năm, thời gian nuôi con, bệnh tật là những nguyên nhân gây tác động mạnh đến chức năng sinh sản của heo nái.
- Khẩu phần quá thừa proteinlàm cho gan và thận phải tích luỹ protein quá nhiều, hậu quả là gây mất cân bằng, làm cản trở việc chuyển hoá hormon sinh dục, giảm sinh sản. Những heo nái quá mập thì sự hình thành các tế bào trứng có thể vẫn tiếp tục nhưng quá trình rụng trứng không xảy ra do buồng trứng bị bao bọc một lớp mỡ dày đặc. Ngoài ra có ý kiến cho rằng các kích thích tố sinh dục dạng steroid đã bị hấp thu vào mỡ của heo nái. Từ đó gây ra triệu chứng chậm động dục. Ngược lại, khẩu phần quá thiếu protein có thể ức chế chức năng nội tiết của thuỳ trước tuyến yên, khi FSH và LH tiết ra không đầy đủ sẽ làm cho heo nái không động dục hoặc chậm động dục.
- Sự hao mòn của cơ thể heo nái trông quá trình nuôi con là nguyên nhân gây chậm động dục. Sự hao mòn này tăng dần từ lứa 1-5, sau đó giảm xuống đến các lứa sau. Trong một lứa, sự hao mòn heo mẹ phụ thuộc vào lứa đẻ, số con trong lứa, thời gian cai sữa muộn (50-60 ngày) và dinh dưỡng.
- Tuổi và lứa đẻ: heo nái tơ và nái đẻ lứa 1,2 thì tỷ lệ động dục trong tuần đầu sau cai sữa là 45-60%. Trong khi heo nái rạ trên 2 lứa chiếm tỷ lệ động dục trên 80%. Đôi khi thời gian động dục sau cai sữa kéo dài do mất cân bằng kích thích tố, nguyên nhân hoàng thể lưu hay noãn chưa kịp chín.
- Dinh dưỡng cho heo nái nuôi con và sau khi cai sữa có ảnh hưởng đến khả năng động dục và thụ thai; hei nái có thể trạng lý tưởng sẽ có tỷ lệ động dục cao hơn heo mập mỡ. Thông thường, giảm mức protein thô từ 16% xuống 12% trong khẩu phần heo nái sau cai sữa sẽ làm giảm thời gian động dục (4,6 ngày so với 3,3 ngày); giảm tỷ lệ sống của phôi và tăng thời gian động dục sau cai sữa.
- Thời gian động dục có thể biến động tuỳ thuộc thời gian nuôi con dài hay ngắn. Khi heo con cai sữa lúc 3-5 tuần tuổi hoặc trễ hơn. Heo nái thường động dục trong 1 tuần sau cai sữa; ngược lại thời gian động dục sẽ dài hơn nếu heo nái cai sữa quá sớm.
2. Điều trị:
Theo quy trình nuôi công nghiệp, sau khi cai sữa 1 tuần là heo nái phải được phối giống. Vì vậy, những heo nái sau cai sữa 10 ngày chưa động dục được xem là chậm động dục. Để khắc phục trường hợp này cần áp dụng các biện pháp sau:
- Cho heo nái tiếp xúc với heo đực giống ngay từ ngày cai sữa. Bởi vì nhốt heo nái gần heo đực liên tục sẽ giúp rút ngắn thời gian động dục.
- Tiêm 1 liều duy nhất kích dục tố vào ngày thứ 10 sau khi đẻ: PG 600, Gonesstron, Lutalyse để kích thích nái động dục, rút ngắn thời gian động dục.
Có thể phối hợp đồng thời tiêm 10ml vitamin D hoặc 100.000 IU vitamin A, 2500IU vitamin D3 và 20mg vitamin E. Bằng cách này có 96% heo nái động dục trong 4-7 ngày sau khi cai sữa, số con đẻ ra/ổ đạt cao.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ