Mô hình kinh tế Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố

Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố

Ngày đăng 29/08/2015

Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố

Mới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã khảo sát và trao đổi với xã viên hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa – xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu về hiện tượng tôm chết sớm xảy ra vào đầu tháng 8, khiến bà con rất lo lắng.

Kết quả quan trắc môi trường được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 cảnh báo ngay từ đầu vụ là tình trạng ao nuôi của xã viên bị nhiễm hợp chất hữu cơ và vi rút Virio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cao hơn ngưỡng cho phép.

Hiện tượng tôm chết sớm bộc phát trong thời gian gần đây chiếm gần 70% diện tích, nên Sở NN&PTNT tổ chức cuộc trao đổi với người nuôi để rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục ,ông Ngô Thanh Tuấn, Giám đốc hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa cho biết: “Bắt đầu từ cuối tháng 7 đầu tháng 8 thì ở HTX xảy ra hiện tượng tôm chết rất nhiều mà chúng tôi không rõ nguyên nhân và bệnh gì. Chúng tôi đã lấy mẫu chuyển cho ngành chức năng xét nghiệm để xác định bệnh.”

Thông qua kết quả quan trắc từ đầu vụ đến nay, người nuôi đã thực hiện tốt quy trình ghi chép nhật ký nên khi tôm thiệt hại, các nhà chuyên môn đã nhanh chóng xác định nguyên nhân.

Tuy nhiên hiện tượng tôm chết sớm ở Hợp tác xã Hòa Nghĩa không phải xuất phát từ bệnh mà chủ yếu là thiệt hại do khí độc bùng phát do biến động của thời tiết, ông Đào Văn Bảy, Phó chi cục trưởng Chi Cục Thú Y Sóc Trăng cho biết: “Khi được báo tôm nuôi của HTX Hòa Nghĩa bị bệnh, chúng tôi liền cử cán bộ đến ao nuôi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và kết quả là tôm không thiệt hại do bệnh mà chết do khí độc NH2 và NO3, bởi sự biến động môi trường làm khí độc bùng phát.”

Tại cuộc trao đổi, các nhà khoa học của Viện Nghiên Cứu Nuôi rồng Thủy Sản 2 đã hướng dẫn bà con các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ do ao nuôi nhiều năm và việc xử lý môi trường nền đáy chưa đúng quy trình kỹ thuật, ông Đào Văn Bảy, Phó chi cục trưởng Chi Cục Thú Y Sóc Trăng khuyến cáo: “Biện pháp khống chế khí độc là chúng ta phải có quan trắc môi trường thường xuyên 3 ngày/ 1 lần, khi phát hiện ao nhiễm khí độc phải tiến hành bổ sung nước mới, sử dụng vi sinh để xử lý nền đáy ao, khống chế khí độc.”

Hiện tượng tôm nuôi bị thiệt hại do bùng phát khí độc ở Hòa Đông cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, do vùng nuôi trải qua thời gian dài nuôi chuyên canh và thâm canh. Biện pháp quản lý môi trường nền đáy ao chưa an toàn, nên khi thời tiết diễn biến bất lợi, thì cơ hội khí độc bùng phát rất cao.

Đây là vấn đề người nuôi tôm cần rút kinh nghiệm trong quy trình chăm sóc tôm nuôi mùa mưa, vì đây là thời điểm khí độc tồn lưu rất lớn và nhiệt độ giảm thấp là điều kiện thuận lợi để khí độc nền đáy ao bùng phát.


Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh…