Cánh đồng lớn lúa thuần DQ11 năng suất cao
Không cần phun thuốc BVTV, chế độ phân bón, nước tưới như bình thường, thế nhưng giống lúa thuần DQ11 trên đồng đất huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đạt năng suất 2,6 – 2,7 tạ/sào.
Mô hình sản xuất giống lúa DQ11 theo cánh đồng lớn ở Vĩnh Phúc.
Đến ngày thu hoạch, cây lúa vẫn sạch bệnh, giữ nguyên bộ lá gừng.
Năng suất 70 – 75 tạ/sào
Đặc biệt hơn, gạo DQ11 được đánh giá có chất lượng tốt, gần như hội tụ đủ tất cả các yếu tố nổi bật của gạo Tám cổ truyền (hạt gạo trong, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm dẻo, mềm, dai, ngọt dịu, hương vị tự nhiên và đậm đà, đặc biệt cơm nguội để hôm sau vẫn rất mềm và ngon), chỉ hơi kém Tám một chút mùi thơm.
Nhưng cái hơn của DQ11 so với Tám là TGST ngắn, năng suất cao hơn, khá sạch sâu bệnh và cấy được cả 2 vụ trong năm. Nhiều đại biểu cho rằng, xét ở khía cạnh năng suất, chất lượng và độ chống chịu sâu bệnh, lúa thuần DQ11 không thua kém lúa lai. Thậm chí, một cụ ông 80 tuổi còn làm thơ ca ngợi mô hình sản xuất lúa DQ11, ca ngợi về những đặc tính quý báu của giống DQ11.
Cánh đồng Mả Dứa, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường rộng 50ha dịp này vui như hội. Sắc vàng của giống lúa DQ11 (going bản quyền của Cty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang) nhuộm vàng khắp một vùng rộng lớn.
Bà Vũ Thị Chi, xóm Xám, xã Ngũ Kiên chia sẻ: "Mừng quá, năng suất không dưới 2,6 tạ/sào. Bông lúa rất dài và nhiều hạt chắc, đặc biệt giống rất sạch sâu bệnh. Cả vụ mùa tôi và tất cả các hộ dân cánh đồng Mả Dứa không phun bất cứ thuốc BVTV nào”.
Ông Lê Duy Trung, GĐ HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Ngũ Kiên, chia sẻ: Ban đầu, triển khai mô hình sử dụng mạ khay, máy cấy với giống lúa DQ11, rất nhiều hộ dân phản đối kịch liệt, bởi đây là một giống lúa mới. Đặc biệt, mật độ cấy rất thưa (24 khóm/m2), nếu không phải là giống đẻ nhánh khoẻ và chịu thâm canh cao thì chắc chắn năng suất thấp. HTX đã xin 1 yến gạo DQ11 và tặng bà con ăn thử. Cơm rất ngon nên nhiều người đã đồng ý cấy thử.
Bà Vũ Thị Chi, xã Ngũ Kiên cho biết lúa nhà mình đạt năng suất cao.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Vĩnh Phúc, năng suất thực thu của lúa thuần DQ11 sản xuất tại đồng đất xã Ngũ Kiên lên tới 2,7 tạ/sào, tương đương 7,5 – 7,6 tấn/ha.
“Khoảng 1 tuần đầu sau khi cấy, thấy ruộng đất toàn bùn, chỉ lưa thưa vài rảnh lúa, nhiều người bảo cán bộ HTX: Vụ sau các ông có lạy, chúng tôi cũng không cấy đâu nhá. Thật may mắn, sau khi đẻ nhánh, khóm nào cũng có hơn chục bông, mỗi mét vuông từ 255 – 260 bông, bông rất to và dài. Bà con phấn khởi hơn nữa vì chất lượng gạo ngon và tỷ lệ hạt chắc cao”, ông Trung nói.
Đồng ruộng khá sạch bệnh
Ông Nguyễn Văn Tĩnh, người có thâm niên công tác tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia (Cục Trồng trọt) cho rằng, lúa thuần DQ11 có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh như: Bệnh bệnh bạc lá , bệnh đạo ôn, rầy nâu. Đồng thời, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái và chân đất trên cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Tĩnh cũng: “Lúa DQ11 có một vài điểm hạn chế, đó là thời gian trỗ hơi dài (xung quanh 1 tuần), độ cứng cây trung bình, thời gian vào chắc và chín dài hơn các giống khác một chút. Song, nhờ có bộ lá công năng bền, độ tàn lá chậm , bởi vậy cây quang hợp tốt dẫn đến tỷ lệ hạt chắc cao dù bông to, dài và nhiều hạt”.
Cụ ông Trần Hiệp, 80 tuổi, nông dân trồng lúa ở thị trấn Hợp Hoà, huyện Tam Dương may mắn được Trạm Khuyến nông huyện mời tham quan mô hình sản xuất giống lúa QD11 theo cánh đồng mẫu lớn cho biết: Tôi đã xem rất kỹ ruộng lúa và thấy, mỗi cây lúa có khoảng 8 bông, mỗi bông có khoảng 250 hạt. Dự đoán năng suất phải 300 kg/sào.
Ngay trên đồng ruộng, ông Hiệp đã ngẫu hứng làm một bài thơ rất thú vị: “Chợ Chùa ở xã Ngũ Kiên/ Mô hình trình diễn lúa xuân vụ này/ DQ11 hôm nay/ Bông dài hạt nhỏ đố dày gạo ngon/ Đây là của huyện Vĩnh Tường/ Thí điểm một xã để nhân ra nhiều...”
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ