Tôm thẻ chân trắng Cefas phát triển công nghệ chống lại dịch bệnh của tôm

Cefas phát triển công nghệ chống lại dịch bệnh của tôm

Tác giả 2LUA.VN, ngày đăng 06/04/2017

Cefas phát triển công nghệ chống lại dịch bệnh của tôm

Công nghệ chẩn đoán bệnh có thể giúp nguời nông dân chống lại dịch bệnh bùng phát đang tàn phá sản lượng cá và thủy sản có vỏ trên toàn cầu giúp tiết kiệm lên đến 6 tỷ USD bị tổn thất hàng năm trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Trung tâm Khoa học Môi trường, Khai thác và Nuôi trồng thủy sản của Anh (CEFAS), được công nhận là một nhà lãnh đạo trên thế giới về an toàn thực phẩm thủy sản, đang làm việc với các chính phủ và các ngành công nghiệp ở Anh và châu Á để phát triển công nghệ chẩn đoán mới dựa trên DNA liên kết với dữ liệu báo cáo bằng điện thoại thông minh, mà nông dân địa phương có thể sử dụng ngay tại ao để nhanh chóng phát hiện các bệnh có khả năng phá hoại chẳng hạn như virus gây ra hội chứng đốm trắng (WSSV)

CEFAS đang tiến hành thử nghiệm ở Thái Lan, nơi mà các bệnh như bệnh đốm trắng và các vấn đề khẩn cấp khác như hội chứng tử vong sớm (EMS) đã dẫn đến sản lượng và lợi nhuận hàng năm  bị giảm một nửa (lên tới 2 tỷ USD) từ các ngành công nghiệp tôm.

Người ta hy vọng rằng phương pháp tiếp cận mang tính cách mạng này sẽ giúp đảm bảo rằng việc phát hiện sớm cho phép quản lý nhanh hơn sự lây nhiễm và dịch bệnh và kiểm soát hiệu quả hơn các ổ dịch, mà trong quá khứ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm và tổn thất lợi nhuận cho các cộng đồng nông thôn nghèo nhất tham gia trong nông nghiệp.

Phát biểu tại Tuần lễ Agri-tech Great, là một phần của triển lãm Milan Expo, Giáo sư Grant Stentiford, CEFAS, cho biết: "Chẩn đoán phân cấp kết hợp với công nghệ được chứng minh là lĩnh vực có khả năng thu hẹp khoảng cách các kiến thức quan trọng giữa nông dân, các nhà khoa học, các chuyên gia y thủy sản, và các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, khu vực toàn cầu

"Ở các nước có cơ sở hạ tầng thú y và chẩn đoán không được phát triển như các mạng lưới trung lập được thiết lập tại EU, phương pháp tiếp cận cho nhà nông sẽ mang đến khả năng quản lý tốt hơn các bệnh và đảm bảo lợi nhuận địa phương cũng như một chuỗi cung ứng bền vững," ông Stentiford chỉ ra.

Kết quả của các cuộc thử nghiệm ở Thái Lan trong năm 2015 và 2016 sẽ cho phép CEFAS và các đối tác tiếp tục phát triển công nghệ mới này, và hy vọng sẽ được áp dụng ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản từ năm 2017.

Cùng tham dự Tuần lễ Agri-tech Great, Tiến sĩ Wendy Higman, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, CEFAS nói:

"Phát triển các phương pháp mới để bảo vệ an ninh lương thực sẽ ngày càng quan trọng, với dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050 và mức tiêu thụ thủy sản chỉ riêng ở châu Á dự kiến sẽ tăng 50 phần trăm."

“CEFAS đang làm việc với một số chính phủ và ngành công nghiệp đối tác để phát triển các công nghệ cụ thể và chúng tôi đang tìm kiếm thêm nhiều các cơ hội thương mại. Với các thử nghiệm được bắt đầu từ Thái Lan, chúng tôi đã đạt đến một cột mốc đáng ghi nhận trong dự án cực kỳ quan trọng này. Tôi đang mong đợi để thảo luận về điều này nhiều hơn nữa với các bên liên quan trong suốt thời gian chúng tôi có mặt tại Tuần lễ Agri-tech Great, Milan Expo, " ông Higman nói thêm.


An toàn sinh học cho ao nuôi tôm An toàn sinh học cho ao nuôi tôm Những thách thức của công nghệ ras Những thách thức của công nghệ ras