Chăm bón lúa Tây Nguyên bằng phân NPK chuyên dùng
Lúa được bón phân NPK Văn Điển khép kín từ dùng phân lót đến phân thúc bà con nông dân không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, cây sinh trưởng khỏe, giàn lúa đồng đều, gốc chắc ít sâu bệnh...
Do đất Tây Nguyên chua nên cây lúa rất phù hợp các sản phẩm phân bón có tính kiềm như phân Văn Điển
Tây Nguyên được biết đến là vùng trồng cây công nghiệp chủ lực của cả nước như cà phê, cao su, hồ tiêu, tuy nhiên ít ai biết rằng Tây Nguyên cũng đang sở hữu diện tích lúa nước khá lớn, đặc biệt là ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông nên đòi hỏi cần có các sản phẩm phân bón NPK chuyên dùng để mang lại năng suất hiệu quả cao nhất.
Đất lúa chua nặng
Khảo sát một số huyện vùng trọng điểm lúa ở Tây Nguyên như Easup, Buôn Đôn (Đắk Lắk) Kưfut, Đắc Mil, Kroong Ba (Đắk Nông) cho thấy đất trồng lúa ở Tây Nguyên hầu hết là chua nặng (pH < 4,2), nghèo lân, nghèo canxi, magie, silic và các chất vi lượng thiết yếu cho cây lúa.
Nguyên nhân do đất dốc, chia cắt địa hình nhiều nơi ruộng bậc thang bị rửa trôi liên tục qua các năm làm hao mòn các chất dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón còn nhiều bất cập như sử dụng phân đơn, phân gây chua, phân NPK thông thường thiếu hầu hết các chất trung, vi lượng cộng thêm tập quán đốt rơm rạ đã làm cho đất ngày càng mất cân bằng dinh dưỡng và trở nên nghèo kiệt màu mỡ.
Phương pháp canh tác, đặc biệt phương pháp bón phân ít chú trọng dùng phân lót, dùng phân thúc nhiều lần, gieo sạ quá dầy đã hạn chế lúa đẻ nhánh, bông bé ít hạt lúa yếu dễ đổ ngã sâu bệnh gây hại phát triển kéo theo sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến năng suất chất lượng lúa gạo nghiêm trọng hơn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
+ Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cân đối các chất đa lượng NPK phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa đồng thời cung cấp thỏa mãn các yếu tố trung lượng chiếm 34% với phân bón lót và 22% với phân bón thúc đặc biệt hàm lượng vôi khử chua đất chiếm tỷ lệ cao, hàm lượng các chất silic, magie và các chất vi lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cây lúa.
+ Lúa được bón phân NPK Văn Điển khép kín từ dùng phân lót đến phân thúc bà con nông dân không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, cây sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, thân lá cứng, giàn lúa đồng đều gốc chắc ít sâu bệnh hạn chế đổ non năng suất và chất lượng vượt trội, nâng cao thu nhập cho người trồng.
Nhằm khắc phục những hạn chế trong sử dụng phân bón cho cây lúa nhiều năm qua Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cung cấp cho sản xuất lúa ở Tây Nguyên nhiều chủng loại phân bón chuyên dùng đa yếu tố NPK khép kín từ phân bón lót đến phân bón thúc đã được bà con trồng lúa ở nhiều địa phương sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật chăm sóc khắc phục
Chúng tôi xin hướng dẫn kỹ thuật chăm bón cho cây lúa bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Dựa trên đặc điểm sinh trưởng phát triển cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ở 2 thời kỳ chính là đẻ nhánh và làm đòng.
Thời kỳ lúa đẻ nhánh, giai đoạn này chủ yếu phát triển thân lá cần loại phân bón có tỷ lệ đạm và kali tương đương và lân và các chất trung vi lượng vừa phải.
Giai đoạn làm đòng, cây lúa lại cần hàm lượng các chất dinh dưỡng như lân, canxi, magie, silic và các chất vi lượng để tích lũy dinh dưỡng giúp cho việc làm đòng thuận lợi, trỗ bông, thụ phấn, vào hạt.
Phân bón NPK Văn Điển gồm 2 chủng loại: Phân bón lót đa yếu tố NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P = 10%, K = 5%, CaO = 13%; MgO = 7%, SiO2 = 12%, S = 2% và 6 chất vi lượng kẽm, Zn, B, Cu, Fe, Mn, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 59%. Loại phân này được bón lót khi lên luống trước khi gieo sạ với lượng bón từ 300 - 350kg/ha.
Sau khi sạ giống thì tiến hành sử dụng phân bón thúc đa yếu tố NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P = 5%, K = 10%, CaO = 5%; MgO = 2%, SiO2 = 4%, S= 11% và 6 chất vi lượng kẽm, Zn, B, Cu, Fe, Mn, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 49%.
Phân bón thúc được chia bón 2 lần bón lần 1 sau sạ giống từ 10 - 12 ngày 150 - 160kg/ha kết hợp với đưa nước vào ruộng. Bón thúc lần 2 lượng bón từ 350 - 400kg vào thời kỳ lúa có 3,5 - 4 lá (sau sạ giống khoảng 22 - 25 ngày).
Đợt bón thúc này kết hợp với dặm tỉa định cây. Như vậy sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chỉ cần bón thúc 2 đợt không bón đón đòng, nuôi đòng.
Bởi do được bón phân lót nên lượng chất dinh dưỡng hấp thụ trong đất sẽ cung cấp cho cây lúa từ từ suốt thời kỳ làm đòng và trỗ bông mà không phải bón nuôi đòng nuôi hạt, còn phân bón thúc cung cấp ngay dinh dưỡng cho cây lúa đẻ nhánh để đạt nhánh hữu hiệu cao khống chế nhánh vô hiệu.
Hướng dẫn sử dụng:
Thời kỳ bón | Loại phân / liều lượng kg/ha | Cách bón |
Bón lót (trước sạ giống) | -Phân hữu cơ -300-350 kg NPK 10.10.5 | Rải phân sau đó chang phẳng mặt ruộng hoặc khi kéo luống trước sạ giống. |
Bón thúc 1 | -150-160 kg NPK 12.5.10 | Rải phân khi lúa có 2 lá (sau sạ 10-12 ngày) kết hợp đưa lớp nước mỏng vào ruộng |
Bón thúc 2 | -350-400 kg NPK 12.5.10 | Rải phân khi lúa có 3,5-4 lá (sau sạ 22-25 ngày) kết hợp dặm tỉa định cây |
Vụ hè thu
Thời kỳ bón | Loại phân / liều lượng kg/ha | Cách bón |
Bón lót (trước sạ giống) | -Phân hữu cơ -300-350 kg NPK 10.10.5 | Rải phân sau đó chang phẳng mặt ruộng hoặc khi kéo luống trước sạ giống |
Bón thúc 1 | -150-160 kg NPK 12.5.10 | Rải phân khi lúa có 2 lá( sau sạ 8-10ngày) kết hợp đưa lớp nước mỏng vào ruộng |
Bón thúc 2 | -300-350 kg NPK 12.5.10 | Rải phân khi lúa có 3,5-4 lá (sau sạ 18-20 ngày) kết hợp dặm tỉa định cây |
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ