Ca cao Chăm sóc cây ca cao trong mùa mưa

Chăm sóc cây ca cao trong mùa mưa

Tác giả Quang Ngọc, ngày đăng 30/09/2016

Chăm sóc cây ca cao trong mùa mưa

Diễn giả: TS Nguyễn Xuân Trường; ThS Đào Thị Lan Hương

TẠI SAO DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT CA CAO GIẢM?

Mặc dù được đưa vào VN từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng với SX thì ca cao vẫn là cây trồng mới bắt đầu từ dự án của ngành nông nghiệp 1993. Sau hơn 20 năm khó nhọc ở VN, ca cao đang dần mang lại sự không thỏa mãn của nhà vườn so với kỳ vọng ban đầu và dự kiến phát triển 50.000 ha ca cao thu hoạch vào năm 2015 chắc chắn sẽ không đạt.

Có tình trạng trên là bởi cây trồng mới chưa quen nên việc chăm sóc chưa tốt, dinh dưỡng chưa được cung cấp đầy đủ và cân đối. Ca cao ưa ánh sáng tán xạ nên thích hợp với việc trồng xen. Ở Bến Tre và Bình Phước có một số diện tích thành công nhờ trồng dưới tán dừa hoặc tán điều. Tuy nhiên, việc trồng xen cũng gây nên trở ngại nhất định trong việc bón phân.

Ca cao là cây thích ẩm (85%) nhưng trong điều kiện mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ lại không thể đáp ứng, trong lúc Tây Nguyên là nơi kỳ vọng có diện tích lớn nhất. Ca cao cũng là cây mẫn cảm với nhiều loại sâu bệnh, nhất là bị bọ xít muỗi chích hút, bệnh thối trái do nấm, bệnh rễ do nấm phytopthora, rệp sáp…

Ngoài ra, ca cao ra trái lai rai không tập trung như cà phê nên không phù hợp với tập quán bà con nông dân Tây Nguyên; việc thu hoạch và sơ chế phải qua công đoạn ủ men nên cũng gây nên trở ngại, giống chưa tốt nên tiềm năng năng suất thấp, thường chỉ đạt 1,0 - 1,5 tấn/ha so với 3 tấn/ha ở Bờ Biển Ngà.

Tuy có khó khăn, nhưng một số nhà vườn vẫn có được thu nhập đáng kể - khoảng 50 triệu/ha/năm. Cộng với cây trồng khác nên họ có thu hoạch 100 triệu/ha - con số không hề nhỏ và họ vẫn nhìn nhận trồng xen ca cao là giải pháp kinh tế khả thi nhất, bởi việc trồng xen ngoài có thu nhập thì việc đa dạng hóa cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng sẽ giảm thiểu rất nhiều sâu bệnh hại.

Tất nhiên, họ cũng đều là những hộ có hiểu biết về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ thực vật cho cây ca cao.

CẦN CHE NHƯNG RẤT CẦN THÔNG THOÁNG

Nếu trồng ca cao không che thì cây con không thể phát triển được, các lá non đều bị cháy. Tuy nhiên nếu che kỹ quá thì cây ca cao cũng phát triển kém, nhất là về mùa mưa, cành lá phát triển nhiều khiến cho “nó tự che nó” không thông thoáng làm cây rất dễ bị bệnh.

Thối trái là bệnh phổ biến và nỗi sợ nhất của nhà vườn bởi bệnh này có thể gây thất thu năng suất lên đến 70, thậm chí 80%. Bệnh này do nấm nên muốn hạn chế, điều đầu tiên là phải tỉa cành tạo tán sao cho có ánh nắng trực tiếp đến các cành mang trái.

Mùa mưa cành lá phát triển nhanh và nhiều nên việc tỉa cành lá cần tiến hành thường xuyên, nhất là những cành vô hiệu, đồng thời cũng phải rong tỉa bớt các cành nhánh cây che bóng.

Vườn rậm rạp, không thông thoáng cũng là yếu tố giúp bọ xít muỗi phát triển. Bọ xít muỗi chích hút nhựa nên làm cho đọt, quả bị “tu lại”, hoa không phát triển thành trái, rất ít hạt. Vết thương do bọ xít muỗi chích hút cũng tạo đường cho nấm xâm nhập.

Ngoài ta sâu hồng, bọ cánh cứng hại lá cũng tấn công mạnh vào mùa mưa, nhất là những vườn không thông thoáng.

DINH DƯỠNG CHO CÂY CA CAO

Ca cao là một cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nên cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối ngay từ khi mới trồng. Thông thường, sau 12-14 tháng thì cây đã cho ra quả bói và 18 tháng thì đã có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Từ năm thứ 5 trở đi thì cây cho năng suất ổn định. Khi thiếu dinh dưỡng, cây ca cao có những biểu hiện như sau:

- Thiếu đạm: Lá có màu vàng hay vàng nõn chuối, rụng nhiều.

- Thiếu lân: Mép lá ửng đỏ, lá chuyển dần sang màu tím, lá rụng nhiều.

- Thiếu kali: Mép lá chuyển màu vàng cam, chuyển dần sang xám nâu, lá khô - rụng nhiều.

- Thiếu Ma giê: Thịt lá chuyển màu vàng, lan rộng dần từ gân chính ra mép lá.

- Thiếu Can xi: Héo vàng từ rìa lá lan vào gân chính

- Thiếu kẽm: Chồi đầu cành phát triển kém, lá bé.

Quy trình bón phân cho cây ca cao:

* Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản: Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15 kg phân hữu cơ và 0,3-0,5 kg lân Đầu Trâu trước trồng 10-15 ngày. Bón thúc NPK-20-20-15+TE (sản phẩm mới có chế phẩm Avail và Agrotain có tên Đầu trâu 215 và Đầu trâu 215+TE) hoặc 16-16-8+TE Đầu Trâu.

Lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất 0,2-0,3 kg/cây. Năm thứ hai 0,5-0,6 kg/cây. Năm thứ ba 0,6-0,8 kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.

* Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và trung vi lượng. Ở Malaysia, phân bón được dùng phổ biến cho ca cao kinh doanh là NPK-12-12-17, NPK-15-15-6-4, NPK-10-10-15.

Ở nước ta, ca cao được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Trung, do vậy phân bón thích hợp nhất cho ca cao kinh doanh ở những vùng đất này là Phân “Đầu Trâu ca cao”.


Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao Kỹ thuật bón phân cho cây ca cao Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Ca Cao Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Ca Cao