Chăm sóc cây đinh lăng lấy củ
Hiện nay, ở một số địa phương tại Thái Bình, bà con nông dân hoặc các trang trại đã tiếp cận trồng cây đinh lăng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng cây như thế nào để có hiệu quả cao vẫn chưa được biết tới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc đinh lăng lấy củ.
1. Chuẩn bị trồng: Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.
2. Thời vụ: Người nông dân nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Người trồng có thể giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát, khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50x50 cm. Mật độ của cây là khoảng 40.000 đến 50.000 cây/ha.
3. Phân bón và kỹ thuật bón phân:
Bón lót: Mỗi hecta, người trồng nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát và hôm giống. Bón thúc: vào năm đầu, vào tháng thứ 6, sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
4. Kỹ thuật trồng:
Người trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, người dân nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi, người chăm cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ nên để 1-2 cành to.
5. Thu hái, chế biến, bảo quản:
*Đối với lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân, người thu nên thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can), cuối cùng sấy cho thật khô.
*Với vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2, lưu ý cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất.
Rễ và thân cây cần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước giúp bóc vỏ dễ hơn để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không nên bóc vỏ, loại đường kính dưới 5mm nên để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ