Chăm sóc heo nái mang thai
1. Thức ăn:
Thường trong thời gian mang thai, chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1-85 ngày: Trong thời kỳ này bào thai thường phát triển chậm, nái sẽ sử dụng dinh dưỡng trong thức ăn để sau này cần thiết cho việc tạo sữa. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều thì nái sẽ mập mỡ làm cho heo nái đẻ khó và không kinh tế. Vì vậy, lượng thức ăn cho heo nái trong giai đoạn này bình quân từ 1,8-2,2 kg/con/ngày. Cho ăn theo định mức sẽ tạo ngoại hình heo lý tưởng, hạn chế chết phôi, tiết kiệm chi phí thức ăn
- Giai đoạn 86 - 114 ngày: trong thời kỳ này, bào thai phát triển mạnh, cần tăng cường lượng thức ăn cho heo nái, lượng thức ăn bình quân 2,5 – 2,7 kg/con/ngày. Mục đích: tăng trọng lượng heo con sơ sinh, kích thích heo mẹ đẻ ăn nhiều, thai khỏe mạnh, đồng đều, tăng tỷ lệ sống.
Gần đến ngày đẻ nên giảm lượng thức ăn xuống để tránh dư thừa sữa dễ gây viêm vú cho heo nái sau khi đẻ.
Lưu ý: Thức ăn cho heo nái mang thai phải đầy đủ dưỡng chất, đủ năng lượng (2.800 – 3.000 Kcal/Kg), đạm (13 – 15%), vitamin và khoáng. Chất lượng thức ăn phải tốt, không có nấm mốc. Nếu thức ăn bị nhiễm độc tố của nấm mốc (Aflatoxin) thì sẽ làm chết thai, khô thai, sẩy thai.
2. Nước uống:
Phải cung cấp đầy đủ nước cho heo nái mang thai, nước phải sạch bảo đảm vệ sinh, bình quân cung cấp 15 lít/ con/ngày.
3. Chăm sóc:
Heo phải được tắm mát hàng ngày, khi thời tiết nắng nóng phải chống nóng cho heo. Tránh lùa, đuổi heo dễ làm sẩy thai, nhất là trong thời gian heo nái mang thai tháng thứ nhất. 7 ngày trước khi đẻ, đưa heo sang chuồng đẻ, chuồng đẻ phải được vệ sinh, tẩy uế cẩn thận.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ