Chăn nuôi cá tra - Tổng quan
Trong Phần Một của seri bốn phần này, tờ The Fish Site sẽ khám phá những chi tiết và đặc điểm của nghề chăn nuôi cá tra.
Nghề nuôi cá tra bắt đầu từ những năm 1940 ở Việt Nam và tiếp tục cho đến ngày nay dọc theo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Shutterstock
Từ lâu cá tra đã phổ biến đối với người Việt Nam, nó được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia với các thị trường chính là Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga. Nhu cầu về cá tra cao và dự kiến sẽ tăng lên, trong khi một loạt các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã cho phép số lượng cá được sản xuất tăng mạnh.
Cá tra
Mặc dù cá tra hầu hết được tìm thấy ở vùng nước ngọt nhưng chúng có thể sống ở nồng độ muối khoảng 0.7% - 1% và nước phèn (PH > 5) và có thể chịu được nhiệt độ khoảng 30°C.
Với thân hình thon gọn, lưng màu xám đen, bụng màu bạc, miệng rộng và cặp râu dài, cá tra có nhiều hồng cầu hơn các loài cá khác, có thêm cơ quan hô hấp và có thể thở bằng bong bóng cá và da. Điều này có nghĩa là chúng có thể chịu được những điều kiện môi trường chứa ít oxy hòa tan.
Tốc độ phát triển của chúng rất nhanh và chúng có thể sống trong tự nhiên đến 20 năm. Sau khoảng 2 tháng trong suốt quá trình sinh sản, cá tra đạt chiều dài khoảng 10-12 cm và trọng lượng đạt 14-15 gram.
Đến 10 tuổi chúng có thể đạt trọng lượng khoảng 25kg trong ao nuôi, những con nặng từ 800 - 1,100 gam sau 6 - 8 tháng (không tính giai đoạn nhân giống) là phù hợp nhất để thu hoạch.
Tại sao lại là cá tra?
Cá tra có một loạt các phẩm chất khiến nó trở thành ứng cử viên thích hợp để nuôi trồng. Phạm vi địa lý thích hợp để chăn nuôi chúng bao gồm các khu vực có đủ tài nguyên nước như vùng nhiệt đới toàn cầu.
Gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã chuyển sang các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long gần cửa sông Cửu Long, nơi có các điều kiện sinh thái thuận lợi nhờ vào thủy triều lên xuống tự nhiên hai lần một ngày và một số đảo lớn nhỏ xa khu dân cư.
Các phương pháp sản xuất như ấp trứng nở bằng hormone đã cho phép nghề chăn nuôi cá tra phát triển một cách nhanh chóng và đưa cá tra trở thành một sản phẩm quan trọng trên toàn cầu. Các lĩnh vực như lai tạo, chọn lọc di truyền cho các tính trạng trội và đẩy mạnh đưa vào các môi trường chăn nuôi thích hợp cũng cho thấy tiềm năng cải thiện, cơ hội và phát triển hơn nữa.
Chi phí tương đối thấp, hương vị thanh nhẹ và thịt chắc, những đặc điểm này của cá tra đã khiến cho mức tiêu thụ tăng cao trên toàn thế giới. Trong khi đó, việc sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam và sản xuất thêm ở các nước như Trung Quốc đã dẫn đến thị trường cá tra tra giá thấp. Điều này đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng và được các thị trường thế giới chấp nhận nhanh chóng.
Cá tra có xu hướng được xuất khẩu dưới dạng thịt philê không da, không xương và màu thịt của chúng sẽ thay đổi từ trắng, kem, vàng hoặc hồng tùy thuộc vào thức ăn chăn nuôi, phương thức chế biến, điều kiện chăn nuôi và môi trường. Ảnh: Shutterstock
Chăn nuôi cá tra
Chủ yếu được nuôi trong ao và lồng bè, cá tra thường được thả nuôi với mật độ cao (khoảng 60-80 con/ m2) và nuôi trong khoảng 6-8 tháng trước khi đạt trọng lượng thu hoạch khoảng 1kg.
Cá trống và cá mái phát triển với tốc độ tương đương nhau, với nhiệt độ sinh sản từ 26 đến 28°C.
Thời gian sinh sản từ tháng 2 đến tháng 10, với độ tuổi thành thục sinh dục là từ 3 - 3 năm rưỡi.
Cá tra cũng có khả năng sinh sản nhìu; cá mái có thể đẻ tới 80,000 trứng/ kg và có thể đẻ nhiều lần. Nuôi trong ao có thể cho năng suất khoảng 250 - 300 triệu tấn/ héc-ta, gấp hơn 4 lần so với các loài thủy sản nuôi khác.
Sản xuất lồng bè xảy ra ở các bể ngăn nước, ao hồ hoặc sông ngòi, mật độ thả thường vào khoảng 100 - 150 con/ m3 và sản lượng từ 100 - 120kg/ m3. Lồng nổi cũng giúp duy trì quá trình thay nước liên tục và cho phép thả nuôi với mật độ cao hơn và năng suất cá cao hơn.
Cá tra có xu hướng được xuất khẩu dưới dạng thịt philê không da, không xương và màu thịt của nó sẽ thay đổi từ trắng, kem, vàng hoặc hồng tùy thuộc vào thức ăn chăn nuôi, phương thức chế biến, điều kiện chăn nuôi và môi trường.
Thức ăn nổi và chất lượng nước tốt dẫn đến thịt philê màu trắng, còn thịt màu vàng được cho là đến từ các nguồn thức ăn tự nhiên hoặc phi thương mại.
Các phụ phẩm của cá tra cũng được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau như bột cá, dầu diesel sinh học và mỹ phẩm và bởi vì thịt cá tra có kết cấu hạt mịn vừa chắc thịt vừa có hương vị thanh nhẹ nên nó cũng thích hợp để sản xuất một loạt các sản phẩm có giá trị gia tăng.
Việc chăn nuôi cá tra đã phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến tác động môi trường. Ví dụ, việc thu thập cá con từ sông Mekong đã làm giảm lượng cá tự nhiên và ảnh hưởng đến các loài khác, nhưng vấn đề này đang được giải quyết thông qua các kỹ thuật ấp trứng trong nhà cũng như những mặt hạn chế từ phía chính phủ trong việc thu thập cá tra và khai thác đàn cá hoang dã.
Ngày nay, các trang trại có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về bất kỳ tác động môi trường nào có thể xảy ra trước khi bắt đầu hoạt động chăn nuôi.
Cá tra thể hiện một loạt các lợi thế tiềm năng về khả năng sinh sản, khả năng chống chịu với nồng độ oxy hòa tan thấp và năng suất sản xuất. Việc phát triển hơn nữa các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản sẽ giúp xác định ngành chăn nuôi cá tra có thể cải thiện hơn nữa và đảm bảo một tương lai bền vững như thế nào.
Khi nhu cầu về thủy sản an toàn và bền vững tiếp tục tăng cao thì nhiều khả năng việc chăn nuôi và tiêu thụ cá tra có thể trở thành xu hướng chủ đạo hơn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ