Nuôi gà Chăn Nuôi Gà Đẻ Theo Hướng VietGap

Chăn Nuôi Gà Đẻ Theo Hướng VietGap

Ngày đăng 24/11/2013

Chăn Nuôi Gà Đẻ Theo Hướng VietGap

Chăn nuôi đẻ theo hướng VietGahp là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo đàn gà được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.

1. Chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ nuôi

- Chuồng trại: Vị trí chuồng nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, xung quanh được bao bọc bằng tường, rào, lưới, tránh sự qua lại của người lạ và các loại động vật hoang dã, nền chuồng láng xi măng phẳng có độ dốc từ 3-50 để tiện cho việc vệ sinh.

- Máng ăn: Hai tuần đầu có thể dùng mẹt tre hoặc khay tôn (kích thước 60x80cm, chiều cao 2.5-3cm) cho 80-100 gà. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể dùng 2 loại máng ăn (máng tròn hoặc máng dài).

- Máng uống: Có nhiều loại, tuỳ thuộc điều kiện từng nơi, từng vùng mà áp dụng cho phù hợp và kinh tế.

- Rèm che: Dùng vải bạt, bạt dứa hoặc có thể tận dụng bao tải dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa họăc mưa hắt vào chuồng gà, có thể dùng cót ép hay phên liếp để che chắn.

- Quây gà: Trong thời gian úm gột, để tận dụng nguồn nhiệt, tránh gió lùa, nên sử dụng cót ép, tấm làm quây úm với chiều cao 40-50cm, đường kính 2,0-2,5m. Quây gà dùng để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây như vậy có thể úm từ 150-200 gà 01 ngày tuổi.

- Độn chuồng: Có thể dùng trấu, mùn cưa hoặc rơm dạ băm nhỏ.

- Hố sát trùng: Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng hoặc khay đựng vôi bột.

Chú ý: Chuẩn bị đầy đủ rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống đầy đủ, máng uống cần phải rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng và rửa sạch lại trước khi dùng cho gà. Sưởi ấm chuồng trước khi đưa gà vào nuôi, chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y, sổ ghi chép theo dõi đàn gà cho đàn gà.

2. Kỹ thuật chọn gà

a. Chọn gà 01 ngày tuổi: Chọn những gà con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, bóng; loại ngay những gà con chân khô, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, bết lông.

b. Chọn gà hậu bị: Chọn gà vào 9 tuần tuổi và 20 tuần tuổi. Dựa vào các đặc điểm ngoại hình cần chọn như: Đầu tròn, nhỏ; mắt to, sáng; mỏ bình thường; mào và tích đỏ tươi; thân hình cân đối; khoảng cách giữa xương cuối lưỡi hái và xương háng rộng; da chân bóng; lông màu sáng, bóng mượt; trạng thái nhanh nhẹn.

c. Chọn gà đẻ: Cần định kỳ loại thải những con gà đẻ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.

Khi chọn cần dựa vào đặc điểm ngoại hình: mào và tích tai phải to, mềm, đỏ tươi; khoảng cách giữa xương háng phải rộng; lỗ huyệt phải ướt, cử động và có màu nhạt; màu sắc mỏ, chân và màu lông phâir nhạt dần theo thời gian đẻ.

3. Giai đoạn gà con (0-9 tuần tuổi)

- Trước khi cho gà vào úm cần cho điện sưởi vào trước từ 1-2h, cho gà vào quây úm với mật độ 25 con/m2, nới dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết.

         - Thức ăn:

         + Thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày.

         + Cho ăn ngô nghiền trong 1 ngày đầu để gà tiêu hết túi lòng đỏ.

         + Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm. Mỗi ngày cho ăn 6-8 lần.

         - Nước uống: Cho uống nước sạch nên pha thêm Vitamin C,B và đường Gluco.

         - Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sang để gà ăn, uống.

         - Sưởi ấm:

         Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà.

         Thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.

- Vệ sinh phòng bệnh:

+ Cần định kỳ phùn thuốc khử trùng xung quanh khu vực vực chăn nuôi.

+ Thường xuyên phun thuốc sát trùng, theo dõi trạng thái đàn gà để có biện pháp sử lỹ kịp thời và tiêm phòng Vác xin cho đàn gà theo lịch.

4. Giai đoạn gà hậu bị (Từ 10-19 tuần tuổi)

- Thức ăn:

+ Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 7 tuần tuổi, khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn theo từng giống.

+ Khi thay đổi thức ăn khác nên thay từ từ.

- Ánh sáng: Giai đoạn này chỉ cần ánh sáng tự nhiên.

- Mật độ: Từ 10 - 17 tuần tuổi 6-10 con/m2, từ 17-19 tuẩn tuổi 3-5 con/m2.

- Quan sát theo dõi đàn gà hàng ngày để có biện pháp can thiệp kịp thời, đồng thời biết được thời điểm gà đẻ bói để điều chỉnh phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Đặc biệt chú ý chăm sóc đàn gà trống để đảm bảo có trống tốt thả chung với gà mái lúc 20 tuần tuổi.

            - Chọn giống: Kết thúc 20 tuần tuổi cần chọn những con đạt tiêu chuẩn sang đàn gà đẻ để nâng cao độ đồng đều cho đàn gà. Tiến hành chọn gà lúc trời mát.

            - Các biện pháp nâng cao độ đồng của đàn gà đẻ và đúng độ tuổi:

            + Phân loại đàn gà theo khối lượng lúc 9 tuần tuổi và 20 tuần tuổi để đạt độ đồng đề cao.

            + Mỗi tháng một lần cân gà và so sánh giữa khối lượng gà với tài liệu hướng dẫn để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.

            - Vệ sinh thú y:

            + Định kỳ phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi.

            + Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.

            + Tiêm phòng vác xin cho gà theo lịch.

- Lưu ý: Ở giai đoạn này gà thường có hiện tượng mổ cắn nhau do gà không đẻ dinh dưỡng, quá thừa ánh sáng, mật độ quây dày, tiểu khí hậu chuồng nuôi quá ngột ngạt. Khi thấy hiện tượng này cần tìm nguyên nhân và có biện pháp sử lý cho kịp thời.

5. Giai đoạn đẻ (trên 19 tuần tuổi)

- Thức ăn:

+ Chế độ cho ăn: Cho ăn theo tỷ lệ đẻ của đàn gà và theo giống gà.

+ Chế độ chiếu sáng: Ổn định từ 14 – 16 giờ/ngày.

- Chọn gà lên đẻ: Chọn những gà mái lên đẻ có ngoại hình phát dục tốt biểu hiện bằng độ bóng của lông mào tích, bụng mềm, xương chậu rộng. Đối với gà trống cần chọn những gà mào thẳng đứng, to, chân cao, hai cánh vững chắc úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng.

- Mật độ nuôi: nếu nuôi chuồng 3-5 con/m2, nếu có sân chơi 5-6 con/m2.

- Ổ đẻ

+ Phải được phân bố đều trong chuồng nuôi, số lượng phải đủ, tốt nhất 5 gà/ổ.

+ Ổ đẻ không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào, ổ đẻ lót dày trấu, phôi bào, rơm rạ sạch, thường xuyên thay lót ổ đẻ (2lần/tuần) để trứng sạch hạn chế dập vỡ.

+ Thu nhặt trứng và bảo quản trứng giống.

- Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày

+ Quan sát đặc điểm ngoại hình của đàn gà hàng ngày (màu lông, rụng lông, khối lượng, màu sắc mào…) để biết được các thời điểm khác nhau và các hiện tượng đẻ bất thường, từ đó thay đổi thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý.

+ Quan sát để loại những con gà ốm, gà không đẻ ra khỏi đàn

+ Quan sát kích thước trứng, vỏ trứng. Nếu vỏ trứng mỏng hoặc đẻ non thì phải bổ sung thêm canxi. Nếu vỏ trứng nhỏ hơn bình thường thì phải tăng thêm lượng thức ăn.

+ Cần có sổ sách ghi chép hàng ngày.


Kỹ Thuật Nuôi Gà Ác Sinh Sản Kỹ Thuật Nuôi Gà Ác Sinh Sản Kỹ Thuật Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Gà Con Giống Kỹ Thuật Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Gà Con…