Tin thủy sản Chấy giúp sớm nhận biết ô nhiễm kim loại

Chấy giúp sớm nhận biết ô nhiễm kim loại

Tác giả Lệ Thủy (Lược dịch), ngày đăng 25/12/2019

Chấy giúp sớm nhận biết ô nhiễm kim loại

Chất lượng nước ở các con sông và đập trên toàn thế giới đang bị suy giảm nghiêm trong, và ô nhiễm kim loại là tác nhân chính. Để bảo vệ nguồn nước ngọt rất hạn chế này một phương pháp mới nhằm phát hiện nhanh chóng nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng. Rận cá nhỏ xíu nhưng có thể là một cảnh báo sớm vấn đề ô nhiễm kim loại trong môi trường nước ngọt.

Loài rận cá có thể là dấu hiệu sớm cho ô nhiễm kim loại trong nước ngọt. Ảnh:fishparasite.fs.a.u-tokyo.ac.jp

Mọi người đều cần nước sạch và an toàn để uống. Tuy nhiên, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và đô thị lại gây ra sự ô nhiễm nguồn nước ngọt trầm trọng. Đặc biệt, ô nhiễm kim loại có thể rất khó phát hiện sớm. Bởi vì điều này, các nhà khoa học luôn tìm kiếm các dấu hiệu nhạy cảm với thay đổi chất lượng nước. Và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một chú rận cá có thể được dùng như một sinh vật chỉ thị để theo dõi ô nhiễm ở các con sông và đập.

Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm hàm lượng kim loại trên cá, tuy nhiên cá có cơ chế tự bảo vệ mình. Chúng có thể làm giảm các tác động độc hại từ ô nhiễm kim loại bên trong cơ thể của chúng. Do đó rất khó khăn khi phân tích mức độ ô nhiễm kim loại từ cá, theo Giáo sư Annemariè Avenant-Oldewage- người đứng đầu Khoa Động vật học tại Đại học Johannesburg.

“Nếu cá có ký sinh trùng, ký sinh trùng có thể tích lũy kim loại tốt hơn cá. Các ký sinh trùng hấp thu các kim loại từ cá và hàm lượng kim loại nặng cao hơn nhiều so với hàm lượng có trong vật chủ. Đối với một số ký sinh trùng bên trong cơ thể, mức kim loại đã được tìm thấy cao hơn 2500 lần so với cá, "Giáo sư Avenant-Oldewage nói.

"Điều này có nghĩa là chúng ta có thể đo kim loại trong chúng, rất lâu trước khi có thể đo được trong cá hoặc các mẫu nước. Vì vậy ký sinh trùng có thể cho chúng ta những cảnh báo sớm về ô nhiễm." Cô cho biết thêm.

Phương pháp cảnh báo sớm mà không làm hại cá

Trong nghiên cứu tiếp theo, GS Avenant-Oldewage và nhóm của cô đã nghiên cứu trên sán dây. Sán dây là loài ký sinh trùng sống bên trong ruột cá, nhưng chúng không lý tưởng. Để lấy mẫu cá – ký chủ của chúng phải bị giết để phân tích các chất gây ô nhiễm tích lũy.

Ảnh: Giáo sư Annemariè Avenant-Oldewage, Khoa Động vật học, Đại học Johannesburg.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sán dây cũng có cách để loại bỏ kim loại. Một sán dây mang trứng có thể chuyển các chất kim loại trong cơ thể vào trứng sán sắp được sinh ra. Do đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét ký sinh trùng bên ngoài cá.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy, và thử nghiệm trên loài chấy Argulus japonicus, loài có thể sử dụng làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng. Tiến sĩ Gilbert nói: “Hầu hết các kim loại đều nằm trong lớp ngoài cứng của chấy, còn được gọi là bộ xương ngoài. Không có sự khác biệt nhiều về lượng kim loại hấp thụ bởi chấy đực và cái. Tín hiệu huỳnh quang, hoặc ánh sáng phát ra mạnh hơn, được tạo ra bởi kính hiển vi, lượng kim loại tích lũy càng cao trong những khu vực của chấy. Bằng cách đó, chúng ta có thể phát hiện ô nhiễm kim loại sớm hơn, trước khi cá bị ảnh hưởng."


Kinh nghiệm nhận diện tôm sinh thái Kinh nghiệm nhận diện tôm sinh thái Tinh dầu sả giúp cá chống chọi lại bệnh xuất huyết Tinh dầu sả giúp cá chống chọi lại…