Tin thủy sản Chế tạo sản phẩm giá trị từ vỏ và đầu tôm tại Đan Mạch

Chế tạo sản phẩm giá trị từ vỏ và đầu tôm tại Đan Mạch

Tác giả Vũ Đức - Theo Seafoodbusiness, ngày đăng 30/06/2021

Chế tạo sản phẩm giá trị từ vỏ và đầu tôm tại Đan Mạch

Đây được coi là một mô hình sản xuất lợi nhuận, mặc dù đang trong giai đoạn dự án nghiên cứu bởi các chuyên gia tại Đan Mạch. Nếu thành công, mô hình sẽ gia tăng nhiều giá trị cho ngành công nghiệp chế biến tôm. 

Trong dự án mới mang tên “ReMeSS” thuộc Viện nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, các chuyên gia đặt mục tiêu phát triển một quy trình bền vững kinh tế, để sản xuất nhiều sản phẩm giá trị cao từ vỏ và đầu tôm, gồm: canxi, collagen và gia vị tôm. Dự án này tập trung tạo các phụ phẩm giá trị cao và bền vững từ ngành chế biến tôm bằng phương pháp chiết xuất hiệu quả. Hiện, ở một số nơi trên thế giới như Mỹ và châu Âu mới tạo ra được các sản phẩm nhựa từ vỏ tôm và đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thị trường và khai thác thương mại.

Nina Gringer, Giám đốc dự án và Giáo sư dự bị tại Viện Thực phẩm Quốc gia Đan Mạch cho biết: “sức mạnh của dự án nằm ở thực tế là toàn bộ bên hữu quan thuộc chuỗi cung ứng tôm đều hưởng lợi và tham gia trực tiếp vào hoạt động của dự án này. Bởi vậy, chúng tôi có tất cả khả năng cần thiết, để tạo ra một quy trình chiết xuất sinh lời. Chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra các chiết xuất giá trị từ vỏ tôm, đầu tôm – đây đều là những phụ phế phẩm có giá trị rất thấp đối với ngành chế biến tôm, hoặc nếu có giá trị thì cũng đòi hỏi một chi phí xử lý không hề nhỏ. Hầu như trên thế giới, các phụ phẩm tôm phần lớn vẫn bị bỏ hoặc xử lý thô, thiếu định hướng như hấp, sấy và nghiền để bán với giá rất rẻ. Cạnh đó, dự án còn nhắm đến mục tiêu thúc đẩy quy trình sản xuất tôm lột vỏ bền vững hơn”.

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng kỹ thuật lọc ép các khối rắn chắc do Viện nghiên cứu Thực phẩm phát triển, để chiết xuất các chất từ vỏ tôm. Ngoài vỏ tôm, đầu tôm và các mảnh vụn từ vỏ tôm cũng được tận dụng để chế biến thành chất dinh dưỡng giàu canxi, làm nguyên liệu cho ngành thực phẩm chức năng. Các mảnh nhỏ giàu collagen cũng được sử dụng làm thực phẩm chức năng. Gringer cho biết: Nâng cao công nghệ chiết xuất, sẽ giúp nhóm nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm giàu protein hoặc peptide, với đặc tính kỹ thuật như các chất ổn định nhũ tương.

Mục tiêu tổng thể của dự án là chiết xuất càng nhiều chất giá trị cao càng tốt để làm nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Nhờ kỹ thuật lọc ép khối rắn chắc cùng các công nghệ chiết xuất nhẹ nhàng, các đối tác tham gia dự án có thể chiết xuất sản phẩm ở mức cao nhất có thể, trong khi đó vẫn đảm bảo giảm thiểu lượng sản phẩm dư thừa.

Nói đến rủi ro dị ứng, Gringer cho biết sản phẩm có nguồn gốc từ tôm luôn luôn tiềm ẩn rủi ro bị dị ứng, tuy nhiên, một số công nghệ được áp dụng trong quy trình ReMeSS có thể giảm hoặc loại bỏ rủi ro này. Toàn bộ sản phẩm sẽ được dán nhãn thông báo theo luật của Đan Mạch.


Khả năng ức chế Vibrio spp của protein tăng cường vi khuẩn trên tôm thẻ chân trắng Khả năng ức chế Vibrio spp của protein… Hiệu quả mô hình nuôi cá chạch lấu tại Thanh Hóa Hiệu quả mô hình nuôi cá chạch lấu…