Nuôi lợn (Heo) Chỉ số năng suất của heo nái cao sản và phương pháp khai thác hiệu quả - Phần 2

Chỉ số năng suất của heo nái cao sản và phương pháp khai thác hiệu quả - Phần 2

Tác giả CN, ngày đăng 20/06/2016

Chỉ số năng suất của heo nái cao sản và phương pháp khai thác hiệu quả - Phần 2

Hầu hết các công ty giống hiện nay phát triển các dòng heo giống chứ không phải là các giống thuần tiêu chuẩn như trước đây.

Dòng nái giống nên có các đặc điểm tốt như dài đòn, sanh sản tốt (số lợn con sinh ra còn sống mỗi lứa và số lứa sinh ra mỗi năm cao) và khả năng làm mẹ (tổng số lợn con cai sữa/nái mỗi năm).

Dòng đực giống nên chọn dựa vào các tiêu chí tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả sử dụng chuyển đổi thức ăn tốt và tỷ lệ thịt nạc cao.

Do những khắt khe về điều kiện môi trường, vệ sinh, chuồng trại, nhiệt độ tối ưu, khả năng đề kháng bệnh thấp của các giống thuần chủng, nên đối với trại chăn nuôi thương mại, sử dụng các dòng lai F1 trở đi có hiệu quả hơn.

Bảng 1 liệt kê các tính năng cần thiết kết và quan trọng khi lựa chọn đàn giống của bạn.

Phải nhớ rằng có thể có một sự khác biệt đáng kể trong khả năng sanh sản của các dòng mẹ khác nhau của các công ty giống khác nhau.

 

Độ tuổi của heo nái cũng đóng một phần quan trọng trong hiệu quả sinh sản.

Bảng 2 cho bạn thấy rằng khả năng sinh sản tốt nhất là trong lứa 3, 4 và 5.

Mặc dù ở lứa 8, tổng số lợn con sinh ra có thể lớn hơn nhưng thường có nhiều con còi cọc hơn.

Ngoài ra còn có sự gia tăng trong số lượng chết non và giảm số con sinh ra còn sống.

Hơn nữa, lợn nái lớn tuổi có xu hướng vụng về và lười biếng hơn, làm cho tỷ lệ tử vong tăng, thường là tăng 3% hoặc nhiều hơn so với con số này ở lứa 3-5.

Lợn nái lứa 3 đến 5 nuôi ít nhất 24 lợn con mỗi năm nhưng từ lứa thứ 8 trở đi, con số này thường giảm xuống dưới 21.

Mức độ hiệu quả sinh sản cũng nên được so sánh với những lợn cái hậu bị.

Quyết định loại thải tùy thuộc vào năng suất của nái, nguồn cung cấp hậu bị và năng suất của lợn cái hậu bị cũng như hiệu quả của công tác phối giống.

Cơ cấu đàn nái đẻ với các độ tuổi khác nhau để tối đa hóa sản xuất được trình bày trong Hình 1.

Việc duy trì số lượng nái hậu bị và số lợn nái đẻ là yếu tố quan trọng đầu tiên để duy trì chương trình phối giống hiệu quả.

Thiếu hụt nái để thay đàn là sự thất bại phổ biến nhất trên hầu hết các trang trại nuôi lợn.

Hơn nữa, thực tiễn cho thấy số nái thực đẻ luôn thấp hơn so với số nái được phối (còn gọi là tỉ lệ đẻ).

Vì vậy, để tận dụng tối đa cơ sở vật chất và nhân lực, người quản lý cần tính toán số lượng nái được phối cao hơn để đảm bảo số nái thực đẻ đạt được tối đa năng suất của trại.

Thông thường tỉ lệ đẻ 89-90% là lý tưởng nên để có được 100 nái đẻ, số nái cần phối là khoảng 110 con.

Tỉ lệ đẻ giảm thấp gắn liền với những vấn đề như giao phối lặp lại, sảy thai, lợn nái không phối nhưng không mang thai, nái chết hoặc bệnh.

Hình 2 trình bày quy trình kích thích động dục trên nái, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của:

- Vai trò của đực khí tình

- Vai trò của việc cho nái làm quen với môi trường sống của trại nái phối giống và mang thai

- Vai trò của dinh dưỡng tốt

- Vai trò của ánh sáng

- Vai trò của điều kiện chăm sóc: mật độ, thiết kế chuồng trại...

 


Giảm năng suất sinh sản của heo nái do thiệt hại trong giai đoạn sản xuất trứng và rụng trứng - Phần 1 Giảm năng suất sinh sản của heo nái… Một số cách phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi Một số cách phòng bệnh hiệu quả cho…