Chìa khóa của chăn nuôi
Theo TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG, những năm gần đây, chăn nuôi có đóng góp đáng kể vào tốc độ phát triển của ngành NN-PTNT.
Giá trị SX của ngành chăn nuôi hiện chiếm 27% trong cơ cấu ngành NN-PTNT và có xu hướng gia tăng.
Các vật nuôi mũi nhọn gồm lợn, gia cầm, bò và trâu.
Tổng giá trị SX chăn nuôi năm 2014 đạt 353.876 tỷ đồng.
Trong đó, chăn nuôi công nghiệp chiếm 64,2%, còn lại là SX quảng canh tận dụng.
Ông Thông cũng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trong đó, nhiều yếu tố tác động không tốt.
Điển hình là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao, công tác giống vật nuôi chưa được quản lý chặt chẽ và quan tâm đúng mức.
TBKT sẽ chính là "chìa khóa" để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, từ năm 2009 đến nay, đã có 55 TBKT được công nhận, áp dụng vào thực tiễn SX.
Trong đó, chủ yếu là những TBKT về giống, thức ăn chăn nuôi và xử lý môi trường.
Việc ứng dụng những công nghệ mới đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Điển hình như việc ứng dụng công nghệ giống cho năng suất cao.
Đến nay có khoảng 52.000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) cho từ 6.500 – 7.600 kg sữa/chu kỳ.
Một công nghệ mới nữa là phối giống tinh bò phân biệt giới tính với tỷ lệ bê cái sinh ra lên tới trên dưới 90%.
Tại Việt Nam, nhiều đơn vị như Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Đà Lạt, TH true Milk đã áp dụng thành công công nghệ này.
Việc tiếp thu và áp dụng TBKT vào chăn nuôi là một trong những giải pháp trọng tâm, cần thực hiện ngay.
Cụ thể là từng bước công nghiệp hóa ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, kiểm soát dịch bệnh và VSATTP, SX theo chuỗi nâng cao giá trị bền vững.
Tăng cường công tác nghiên cứu nuôi dưỡng vật nuôi, chất lượng thức ăn. Ngoài ra, cần nhập khẩu các giống vật nuôi TBKT của thế giới, bảo tồn nâng cao giống bản địa.
Đại diện Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi.
Các viện, trường cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu TBKT.
Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc khẳng định, chăn nuôi đang đóng vai trò chủ đạo trong phát triển ngành NN-PTNT của địa phương này khi tỷ trọng chiếm trên 52%.
Vĩnh Phúc luôn chỉ đạo sát sao công tác phòng chống dịch bệnh.
Từ năm 2011 đến nay, Vĩnh Phúc chưa để xảy ra bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi.
Người chăn nuôi được tỉnh hỗ trợ hoàn toàn vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng…
Dù vậy, yếu điểm chăn nuôi của Vĩnh Phúc vẫn là quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp.
Năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp.
Vấn đề VSATTP, môi trường chăn nuôi cũng đang hết sức bức xúc.
Nhiều TBKT như dùng biogas hay đệm lót sinh học cũng được áp dụng nhưng chưa giải quyết một cách triệt để.
"Trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay, Vĩnh Phúc đã chọn ra ba vật nuôi chủ lực là bò sữa, bò thịt và lợn.
Về mặt kỹ thuật, sẽ sử dụng giống mới, ứng dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng ngành chăn nuôi theo chuỗi giá trị, lấy chăn nuôi trang trại, công nghiệp làm định hướng phát triển", ông Ý chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ