Cá điêu hồng Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng

Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng

Tác giả Sương Phạm, ngày đăng 23/03/2021

Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng

Lá bàng được người nuôi sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị bệnh nhiễm trùng cho cá điêu hồng.

Chiết xuất lá bàng giúp tăng khả năng kháng bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae trên cá diêu hồng.

Cũng giống như các loài cá nuôi khác, cá diêu hồng (Oreochromis sp.) cũng bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh do nuôi thâm canh, đặc biệt là bệnh do Streptococcus agalactiae. Việc điều trị bằng kháng sinh có thể tích tụ trong cá, tạo thành mối đe dọa đối với người tiêu dùng và môi trường. Chính vì thế một trong những loại lá được nông dân địa phương sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị bệnh nhiễm trùng cho cá là lá cây bàng. 

Tất cả các bộ phận của cây bàng dường như đều hữu ích về mặt y học. Đặc biệt là lá của cây bàng đã được báo cáo là cải thiện sức khỏe của cá chống lại mầm bệnh. Ví dụ, nó bảo vệ cá rô phi chống lại ngoại ký sinh và vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Cây bàng có chứa các hợp chất kháng khuẩn như: phenolic, flavonoid, ancaloit, triterpenes, tannin, saponin, phytosterol và glycoside steroid. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của lá bàng đối với phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cá diêu hồng đối với vi khuẩn S. agalactiae.

Lá bàng tươi được rửa sạch, phơi khô và xay thành bột mịn sau đó tiến hành lấy dịch chiết xuất. Cá được chia ngẫu nhiên thành bốn nhóm: nhóm I được tiêm 0,1 mL methanol trong xoang bụng, nhóm II được tiêm 0,1 mL PBS. Các nhóm nghiệm thức III và IV được tiêm tương ứng 31,25 mg/kgBW và 62,5 mg/kgBW chiết xuất lá bàng (TCL). Vào ngày thứ 7, tất cả cá đều được tiếp xúc với S. agalactiae thông qua việc tiêm vào xoang bụng 1,8×106 cfu/cá. 

Hoạt động thực bào

Hoạt động thực bào là một yếu tố quan trọng trong hệ thống bảo vệ của vật chủ chống lại các vi sinh vật xâm nhập và tạo thành một đặc tính quan trọng của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu. 

So với nhóm ĐC II, hoạt động thực bào của nhóm được bổ sung chiết xuất lá bàng được cải thiện đáng kể, bắt đầu từ tuần thứ hai và tăng thêm vào tuần thứ tư. Cá được tiêm với liều 62,5 mg/kgBW TCL hoạt động thực bào cao nhất ở cả tuần thứ hai và thứ tư. Mặt khác, cá được tiêm 0,1 mL metanol cho thấy hoạt động thực bào giảm nhẹ từ tuần 1 đến tuần 4 do độc tính từ dung môi metanol được tiêm vào cá.

Hoạt tính respiratory burst (RBA)

Trong quá trình chống viêm do nhiễm các mầm bệnh, bạch cầu đã sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt chúng, sự “bùng nổ hô hấp” (hoạt tính respiratory burst) đã xảy ra.

Sự gia tăng đáng kể RBA được quan sát thấy ở cả hai nhóm sử dụng chiết xuất lá bàng ở tuần thứ 4 và một lần nữa nhóm nghiệm thức sử dụng liều 62,5 mg/kg TCL cho thấy hoạt động cao nhất. RBA của nhóm ĐC I (methanol) cho thấy sự suy giảm dần hoạt động từ tuần 1 đến tuần 4.

Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy chiết xuất methanol từ thảo dược lá mồng tơi cũng đã cải thiện RBA của các loài cá rô phi. RBA phụ thuộc phần lớn vào việc sản xuất oxy nguyên tử (O2) được tạo ra từ các tế bào thực bào thông qua quá trình “bùng nổ hô hấp” và cơ chế bảo vệ chống vi khuẩn của tế bào thực bào. Điều này có thể giải thích cho sự tăng cường hoạt động thực bào và RBA được thấy trong tuần thứ hai trong nghiên cứu này. 

Hoạt động lysozyme

Lysozyme là một protein kháng khuẩn thông qua cơ chế thủy phân liên kết glycosic của vách tế bào vi khuẩn, và thường được sử dụng như một chỉ số phản ứng miễn dịch không đặc hiệu để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Ngoài ra, lysozyme còn có khả năng phá vỡ tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Trong nghiên cứu này có sự tăng cường đáng kể hoạt động lysozyme của nhóm sử dụng 31,25 mg/kgBW từ tuần thứ tư khi so sánh với nhóm ĐC II. Mặt khác, cá được tiêm 62,5 mg/kgBW cho thấy sự gia tăng ở tuần đầu tiên. Việc sử dụng methanol ở nhóm ĐC I đã giảm dần hoạt tính lysozyme từ tuần 1 đến tuần 4. Hơn nữa, hoạt động lysozyme cho thấy một xu hướng tương tự như các hoạt động thực bào và hoạt tính respiratory burst trong nghiên cứu này. Hoạt tính lysozyme của cá được tiêm 62,5 mg/kgBW TCL được tăng cường nhiều nhất vào cuối tuần thứ tư.

Kháng bệnh

Tỷ lệ tử vong ở nhóm ĐC I là 100%, trong khi 85% tỷ lệ tử vong được ghi nhận ở nhóm ĐC II. Nhóm nghiệm thức bổ sung liều 31,25 mg/kgBW  và 62,5 mg/kgBW  TCL có tỷ lệ tử vong thấp hơn lần lượt là 43% và 30%.

Nói chung, tỷ lệ sống sót đã tăng lên tới 64,7% ở nhóm được sử dụng 62,5 mg/kgBW  và 49,4% ở nhóm được sử dụng 31,25 mg/kgBW chiết xuất methanol từ lá bàng. Mặt khác, ĐC I không có con cá nào sống sót sau 30 ngày nghiên cứu. Điều này có thể liên quan đến các thông số miễn dịch giảm dần trong nhiều tuần và như vậy mất khả năng phòng vệ. Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng liều cao hơn không có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng cả hai liều từ chiết xuất lá bàng đã tăng cường các hoạt động thực bào, hô hấp và lysozyme của cá. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với S. agalactiae, tỷ lệ tử vong thấp nhất được quan sát thấy ở các nhóm được tiêm chiết xuất methanol từ lá bàng ở 62,5 mg/kgBW.

Nghiên cứu này cho thấy cá được tiêm chiết xuất methanol từ lá bàng ở 31,25 mg/kgBW và 62,5 mg/kgBW có tác động cao hơn các thông số miễn dịch bẩm sinh của hoạt động thực bào, hô hấp và lysozyme khi so sánh với ĐC II. Mặt khác, việc sử dụng methanol ở nhóm ĐC I cho thấy sự suy giảm hoạt động của các thông số được thử nghiệm này, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy những tác động lên hệ miễn dịch bẩm sinh được quan sát là bắt nguồn từ chiết xuất lá bàng chứ không phải methanol. Kaviraj và cộng sự. (2004) đã báo cáo một tác dụng phụ quan sát thấy sau khi dùng methanol cho các loài cá rô phi, bao gồm: chán ăn, khó bơi và các biến chứng về hô hấp. Hiện tượng này có thể là do độc tính của dung môi đối với các mô của cá, dẫn đến suy giảm mạnh khả năng miễn dịch bẩm sinh, khiến cá có thể chết hàng loạt.

Nguồn báo cáo: Effect of Terminalia catappa methanol leaf extract on nonspecific innate immune responses and disease resistance of red hybrid tilapia against Streptococcus agalactiae.


Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng bè trên sông và hồ chứa Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng…