Chiết xuất từ hoa Cúc tím kích thích tăng trưởng cá đối mục
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng bổ sung chiết xuất từ hoa cúc tím E. purpurea có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu miễn dịch của các đối mục M. cephalus. Kết quả từ nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong các ao nuôi cá đối mục thương phẩm.
Cây hoa Cúc tím (Echinacea purpurea). Ảnh: Internet
Nguyên liệu từ thực vật được xem là hóa chất an toàn và rẻ tiền. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng chống chịu stress, kích thích tăng trưởng, kích thích đáp ứng miễn dịch trong thực hành nuôi trồng thủy sản.
Giới thiệu
Hoa cúc tím (Echinacea purpurea) được xem là một loài thảo dược có ảnh hưởng tích cực lên các chỉ tiêu miễn dịch của động vật. Chúng thường được sử dụng trong điều trị bệnh cảm và một số bệnh cảm nhiễm mãn tính đường hô hấp. Mặc dù nhiều hoạt chất có ích của hoa Cúc tím đã được tìm thấy, song cơ chế tác động của chúng vẫn chưa được nghiên cứu. Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có khả năng trị liệu bao gồm: alkylamides, caffeic acid derivatives, glycoproteins, polysaccharides, polyacetylenes, phenolic mixtures, cinnamic acids, essential oils and flavonoids.
Bổ sung hoa Cúc tím vào thức ăn giúp kích thích tăng trưởng của cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss), cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá ông tiên (Pterophyllum scalare), và cá bảy màu (Poecillia reticulate). Nghiên cứu của Przybilla & Wei (1998) chỉ ra rằng hoa cúc tím chứa nhiều chất giúp kích thích tăng trưởng nhờ vào kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột qua đó tăng khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu miễn dịch của cá hồi cầu vòng và cá rô phi cũng được tăng cường khi bổ sung hoa cúc vào thức ăn.
Cá đối mục (Mugil cephalus) là loài có kích cỡ lớn và tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối, do đó cá trở thành loài nuôi khá phổ biển tại nhiều quốc gia. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy sản lượng cá đối mục đánh bắt từ tự nhiên khoảng 130.000 tấn và sản lượng cá nuôi khoảng 142.00 tấn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của sử dụng methanol để chiết xuất hoa cúc tím lên các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của các đối mục bao gồm: Trọng lượng cuối (FW), tỉ lệ tăng trưởng ngày (DGR), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), lượng ăn vào tự do (VFI), hiệu quả sử dụng protein (PER), nồng độ hemoglobin trong máu (Hb), dung tích hồng cầu (hematocrit, (Hct)), số lượng hồng cầu (RBC) và bạch cầu (WBC).
Sử dụng methanol chiết xuất hoa Cúc tím
Hoa Cúc tím mua về được sấy khô ở 60℃, sau đó nghiền thành bột và sử dụng methanol 99% để chiết xuất. 50g bột hoa Cúc tím được cho vào dung dịch methanol và giữ ở nhiệt độ phòng ((24±1.2℃) trong 48h. Sử dụng cô quay chân không (rotary evaporator) của Đức để chiết xuất. Dung dịch chiết xuất được phun vào thức ăn sau khi pha loãng với 300 ml nước.
Thử nghiệm bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím vào thức ăn cá đối mục
Thí nghiệm bao gồm 3 lần lặp lại với 04 nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức đối chứng (CT, không bổ sung chiết xuất từ hoa cúc), nghiệm thức 1, 2, và 3 sử dụng thức ăn có bổ sung chiết xuất từ hoa cúc với nồng độ 50, 100, và 200 g/kg thức ăn. Cá đối mục với trọng lượng ban đầu 8,32 ± 0,39 g, cá được bố trí trong bể 60 L với mật độ 30 con/bể. Thí nghiệm được bố trí với sự trao đổi nước khoảng 50%/ngày. Các chỉ tiêu môi trường nước được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm: Độ mặn 38 ppt, nhiệt độ 28,2± 0,5oC, DO > 7 mgO2/L, NH3 là 0,11 ± 0,04 mg/L, pH 7,8 ± 0,4. Cá được cho ăn 02 lần trên ngày vào lúc 9h sáng và 4h chiều trong suốt 8 tuần thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu
Tăng trưởng của cá đạt cao nhất sau 60 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức 2 và 3. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức 5 (dùng thức ăn có bổ sung 200 g chiết xuất hoa cúc/kg thức ăn), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Không có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu miễn dịch của cá giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 hay giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3. Các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm RBC, WBC và Hct cao nhất ở nghiệm thức 3 và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím (E. purpurea) lên tăng trưởng và miễn dịch của cá đối mục (M. cephalus). Nồng độ bổ sung được khuyến cáo từ 100-200 g/kg giúp kích thích tăng trưởng và gia tăng sức đề kháng của cá đối mục.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ