Mô hình kinh tế Chồng chéo quản lý, hỗn loạn thị trường phân bón
Mô hình kinh tế Chồng chéo quản lý, hỗn loạn thị trường phân bón

Chồng chéo quản lý, hỗn loạn thị trường phân bón

Ngày đăng 13/10/2015

Chồng chéo quản lý, hỗn loạn thị trường phân bón

Thực trạng trên được ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam chỉ ra tại Hội Thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới – Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” sáng ngày 10/12/2015.

Có lợi ích nhóm trong quản lý phân bón?

Nghị định 202 về sản xuất kinh doanh phân bón quy định sản xuất, kinh doanh phân bón là ngành có điều kiện, được giao cho hai Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, số lượng phòng phân tích được chỉ định rất hạn chế và phân bổ địa bàn chưa hợp lý, gây khó khăn rất lớn khi có sự việc kiểm nghiệm hoặc bị kiểm nghiệm chồng chéo.

Theo ông Thúy, việc kiểm nghiệm này phải do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định thực hiện.

Như vậy có phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, nên không nhất thiết phải có chỉ định từ hai Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT.

Hiện sản phẩm phân bón vô cơ như lân, đạm, kali, SA, DAP… đã có quy chuẩn quốc gia, DN chỉ cần tuân thủ để công bố hợp quy. T

uy nhiên các loại phân bón khác như các loại phân NPK, các loại phân bón hữu cơ chưa có quy chuẩn quốc gia, khiến cho DN không biết công bố sản phẩm hợp quy theo quy chuẩn nào?

Ông Thúy cho biết, mặc dù Bộ Công Thương đã có công văn cho phép với những trường hợp sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thì được áp dụng theo tiêu chuẩn cơ sở của DN sản xuất công bố.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn cơ sở là như thế nào cũng chưa được hướng dẫn thành tiêu chí, nên đến nay vẫn còn chồng chéo trong việc thực hiện giữa các Sở Công Thương và NN&PTNT và DN còn lung túng.

Không chỉ rắc rối về hồ sơ, nhiều sản phẩm dù được phép sản xuất, công nhận kinh doanh từ 10 – 15 năm nay, nhưng khi có Nghị định 202 có hiệu lực, để được chứng nhận hợp quy, các sản phẩm này lại phải khảo nghiệm lại từ đầu.

“Quy trình chứng nhận hợp quy tốn khá nhiều thời gian, sau khi chờ kết quả chứng nhận sự phù hợp của phân bón vô cơ với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức của Bộ Công Thương chỉ định chứng nhận, thì DN lại phải chờ nộp hồ sơ vào Sở Công Thương, nên mất nhiều thời gian, khiến sản phẩm mới không kịp lưu thông trên thị trường, làm trễ tính mùa vụ sản phẩm mới” - Ông Thúy nói.

Có tới 1000 DN, loạn thị trường?

Điều kiện sản xuất kinh doanh phân bón cũng quy định cơ sở sản xuất phân bón không có phòng thử nghiệm… thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định.

Song một thực tế được ông Thúy chỉ ra, là có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn, không có phòng thử nghiệm nên thuê ngoài giám định chất lượng, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Thực tế này dẫn đến nguy cơ DN nhỏ lẻ dễ lách luật, tạo cơ hội cho các DN làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Do đó, ông Thúy cho rằng nên sửa Nghị định 202, cần phải quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất phân bón phải tự đầu tư phòng thí nghiệm, kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Theo điều tra mới nhất của Hiệp hội Phân bón tại 60% tỉnh, thành, cả nước đã có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón.

Do đó, nếu điều tra trên toàn 63 tỉnh, thành thì số cơ sở DN có thể lên tới 1000. Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

“Việc cung ứng thì chồng chéo, phân bón trong Nam đưa ra Bắc, phân bón ngoài Bắc đưa vào Nam cùng một tên, cùng một chủng loại, cùng hệ số…

Hệ thống đại lý thì có quá nhiều cấp. Các yếu tố trên làm đội giá thành sản phẩm, nông dân nghèo phải chịu, phải mua. Ngoài ra, phân giả phân bón kém chất lượng còn đang là một tệ nạn” - Ông Thúy cho hay.

Do đó, đại diện của Hiệp hội Phân bón cho rằng mỗi DN nên giao cho một Bộ quản lý, đối với các DN chuyên sản xuất phân bón hữu cơ có sản xuất một phần phân bón vô cơ, từ 18 – 20% thì nên giao cho Bộ NN&PTNT quản lý.

DN chuyên sản xuất vô cơ, có tham gia sản xuất một phần hữu cơ thì giao cho Bộ Công Thương quản lý.

Đặc biệt, phải có tiêu chí và chế tài xử phạt hành chính, xử phạt hình sự đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Ông Thúy cho rằng, hiện nay trong ngành phân bón đang có sự bao che, lợi ích nhóm khi hàng loạt vụ việc làm trái quy định của pháp luật, song vẫn được tiếp tay làm sai lệch, đổi mẫu phân bón kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng phân bón giả thành phân bón tốt.


Phân bón giả hoành hành mỗi năm thiệt hại 2 tỉ USD Phân bón giả hoành hành mỗi năm thiệt… Trà Ô long tắc đầu ra, dân lao đao Trà Ô long tắc đầu ra, dân lao…