Chống thối và sượng trái trên sầu riêng
Cây sầu riêng cần được bón phân bổ sung dinh dưỡng theo từng giai đoạn, tuy nhiên, nếu không đúng cách sẽ làm trái bị thối và sượng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng.
Bón phân đúng cách sẽ góp phần làm trái bị thối và sượng. Ảnh: internet
Theo PGS - Ts Trần Văn Hưu – Trường ĐH Cần Thơ, để chống thối và sượng trái trên cây sầu riêng, nhà vườn nên bón phân theo từng giai đoạn phát triển của trái.
Sau giai đoạn đậu trái, trong tháng đầu tiên, trái phát triển rất chậm. Nếu cây đã sinh trưởng tốt, không cần phải bón phân hoặc chỉ bón rất ít với phân bón gốc NPK, tỷ lệ 1:1:1.
Đến tháng thứ 2, giai đoạn này trái đã lớn nhanh và trưởng thành. Do đó, cây cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn, lượng phân bón cần cung cấp nhiều hơn. Ở cây từ 8 – 10 tuổi cần từ 1- 1,5kg/cây với công thức NPK: 2:2:3. Ngoài ra, có thể bổ sung các chất trung vi lượng bằng cách phun qua lá như: canxi nitrat hoặc clorua canxi, kẽm, sắt, đồng, magie, bo.
Đến tháng thứ 3, nhà vườn tiến hành bón phân lần 2 cách lần bón trước từ 20 – 30 ngày. Ở giai đoạn này, còn 1 tháng là đến mùa thu hoạch, nên phun thêm phân có nhiều hàm lượng kali nhằm giúp phẩm chất trái tốt, không bị sượng. Lưu ý trong giai đoạn này, nếu sử dụng phân bón lá có chứa nhiều đạm sẽ làm cho trái bị sượng cũng như gia tăng hiện tượng thối trái, đặc biệt là trong mùa mưa.
Với những biện pháp kỹ thuật bón phân chống thối và sượng trái trên cây sầu riêng, nếu được nhà vườn thực hiện đúng, đảm bảo cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng trái tốt, đồng thời giúp nhà vườn có được một mùa bội thu.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ