Chủ động phòng chống dịch bệnh cho cá chẽm
Sau những nỗ lực dập dịch của ngành chuyên môn, hiện tại dịch đã được khống chế. Tuy nhiên, nguy cơ mầm bệnh tồn tại trong môi trường có khả năng lây lan và tái phát bệnh là rất cao.
Gia đình anh Lê Văn Hải ở xóm 8, xã Thạch Đỉnh vừa thả nuôi 1.000 con cá chẽm trong lồng bè. Sau hơn 1 tháng thả nuôi, đàn cá của anh Hải đang phát triển rất tốt thì bỗng nhiên bỏ ăn, yếu dần và bị chết không rõ nguyên nhân.
Theo anh Hải, tổng số cá của gia đình bị chết trong đợt dịch này đã lên đến trên 80%. Cùng chung hiện tượng như hộ của anh Hải, đã có ít nhất 4 hộ xã viên khác của HTX có cá bị chết với số lượng khá nhiều.
Nhận được thông tin của các hộ nuôi, Chi cục Thú y tỉnh đã kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương xuống tận các hồ nuôi để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, đồng thời mời cán bộ Viện Nghiên cứu NTTS I, trực thuộc Bộ Nông nghiệp về kiểm tra, thu mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
Kết quả là đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở cá là một loại vi rút dạng sợi, có tên khoa học là Flexibacter (đọc là Ph-lếch-xi-béc-tơ), thường gây bệnh trên cá chẽm và hầu hết các loài cá nước ngọt. Nguyên nhân chính là do người nuôi cá chưa nắm vững quy trình kỹ thuật; việc dời chuyển cá không cẩn thận nên gây sốc và xây xát da cá, dẫn đến phát sinh dịch bệnh.
Sau khi có kết quả bệnh lý và tổ chức khoanh vùng dập dịch, dịch bệnh đã được khống chế; lượng cá còn lại đã khoẻ mạnh và tiếp tục ăn thức ăn bình thường. Tuy nhiên, theo ngành chuyên môn, hiện tại vẫn chưa thể loại trừ nguy cơ tái phát dịch bệnh.
Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo: Cá nuôi lồng bè trên sông, thường có nguy cơ phát tán mầm bệnh rất cao. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất nguy cơ tái phát bệnh trên cá chẽm, các hộ nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp cấp bách về phòng chống dịch bệnh của ngành chuyên môn.
Cụ thể là, tăng cường theo dõi, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời diễn biến dịch bệnh trên cá cho chính quyền và ngành chuyên môn; thường xuyên vệ sinh lồng nuôi cá và xung quanh khu vực nuôi; hạn chế thấp nhất việc đánh bắt làm xây xát, gây sốc cho cá; kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng thức ăn cho cá; bổ sung vitamin C với liều lượng 3 g/100 kg cá/ngày để tăng sức đề kháng cho cá.
Khi có biểu hiện của dịch bệnh, thông báo sớm cho người nuôi khu vực xung quanh biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Thu gom cá bị chết và tiêu hủy đúng quy định, đồng thời vệ sinh khu vực nuôi. Cách li cá bị bệnh bằng cách gom vào lồng riêng và tiến hành điều trị theo phác đồ quy định…
Cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi có biểu hiện lạ trên đàn cá
Trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng cá chẽm chết hàng loạt trong thời gian qua, phải kể đến một nguyên nhân không mới nhưng thường gặp ở người chăn nuôi và NTTS, đó là việc báo dịch quá muộn, gây khó khăn cho công tác bao vây dập dịch của ngành chuyên môn.
Vì vậy, bên cạnh tuân thủ quy trình kỹ thuật trong quá trình nuôi thả, người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên cá; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan thú y khi có những biểu hiện lạ trên đàn cá. Về lâu dài, người nuôi cá nói chung phải được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi thả để chủ động phòng chống dịch ngay từ đầu, kể từ khâu chọn giống, thả giống, chăm sóc và thu hoạch.
Tags: nuoi ca, ca chem, nuoi ca chem, ky thuat nuoi ca chem, ki thuat nuoi ca chem, cach nuoi ca chem
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ