Trồng lúa Chuẩn Bị Cho Lúa Trổ Khỏe

Chuẩn Bị Cho Lúa Trổ Khỏe

Ngày đăng 30/04/2014

Chuẩn Bị Cho Lúa Trổ Khỏe

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi lúa chuẩn bị trổ bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời bằng giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phòng trị sâu bệnh hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất.

Năng suất lúa được hình thành từ các yếu tố chính như: số bông trên 1m2, số hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt. giai đoạn lúa đòng- trổ là rất quan trọng quyết định năng suất lúa.

Để cây lúa cho số bông tối ưu bà con cần: Bón phân đón đòng đúng lúc, thăm đồng thường xuyên để phòng trừ các loại bệnh hại ngay khi lúa chuẩn bị trổ, vì giai đoạn này hay xuất hiện các loại bệnh hại như: đạo ôn, vàng lá lúa, cháy bìa lá... và các loại sâu hại như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié ….

Các dịch hại tấn công nhiều khi lúa chuẩn bị trổ sẽ ảnh hưởng tới năng suất lúa về sau. Thực tế cho thấy, nếu bộ lá đòng bị dịch hại tấn công sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất do bông lúa có tỉ lệ hạt lép cao.

Sau khi hình thành đòng, lúa trổ bông, để có được những bông lúa to, khỏe, tỷ lệ hạt chắc cao, bà con cần  phòng ngừa bệnh kịp thời nhằm giữ cho bộ lá đòng sạch bệnh, xanh dầy lá nhằm tạo nguồn năng lượng cho lúa trổ nhanh, thoát , tỉ lệ hạt chắc trên bông đạt cao nhất.

Hiện tại ở những cánh đồng sản xuất liên kết theo quy trình hành trình cây lúa khỏe, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm quản lý sâu bệnh hại lúa đạt hiệu quả trước khi lúa trổ.

Sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại trên cây lúa ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau khi nở, sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng.

Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính: Đợi thứ nhất thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, dảnh mới để bù đắp những gì đã mất.

Đợt sâu thứ hai thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Trong trường hợp sử dụng thuốc phòng trị bà con cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi lúa chuẩn bị trổ bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ dịch hại kịp thời bằng giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phòng trị sâu bệnh hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất.


Kinh Nghiệm Gieo Mạ Khay Cấy Máy Kinh Nghiệm Gieo Mạ Khay Cấy Máy Chất Chà Phương Pháp Mới Bắt Chuột Đồng Hiệu Quả Chất Chà Phương Pháp Mới Bắt Chuột Đồng…