Tin nông nghiệp Chuyển nền nông nghiệp cởi trói sang kiến tạo

Chuyển nền nông nghiệp cởi trói sang kiến tạo

Tác giả San Nguyễn, ngày đăng 07/02/2017

Chuyển nền nông nghiệp cởi trói sang kiến tạo

Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán (ngày 2.2), nhấn nút khởi động dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng.

Trong ảnh: Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các hợp tác xã đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao.  Ảnh:  VGP 

4 hướng giải bài toán nông nghiệp công nghệ cao

Nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam tại nông trường VinEco Hà Nam do Tập đoàn Vingroup đầu tư, Thủ tướng cho rằng đây là một mô hình tốt về nông nghiệp mà các địa phương cần học tập. Nông trường VinEco Hà Nam được đầu tư tại xã Xuân Khê và xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân. Đây là 1 trong 14 nông trường của VinEco, thuộc Tập đoàn Vingroup.

Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán (ngày 2.2), nhấn nút khởi động dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích 180ha với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Trong đó, khu cánh đồng mẫu lớn rộng gần 130ha, khu nhà kính Israel công nghệ cao quy mô 5ha và các khu vực hỗ trợ sản xuất. Dự kiến đến cuối năm 2017, VinEco Hà Nam sẽ hoàn thiện hạ tầng cơ sở, triển khai sản xuất trên toàn bộ diện tích dự án.

Khu nhà kính số 1 được Thủ tướng ấn nút khởi động có diện tích 8.300m2, công suất trung bình khoảng 150 tấn/năm cho nhóm rau ăn lá. Nhà kính sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động và kiểm soát các thông số nước, không khí và sinh trưởng cây trồng theo công nghệ của Israel. Với công nghệ nhà kính hiện đại hàng đầu thế giới, sản phẩm của VinEco Hà Nam sẽ rất phong phú, gồm các loại rau ăn lá và rau ăn quả cao cấp, các loại dưa ngọt...

Phát biểu nhân dịp này, Thủ tướng nhấn mạnh: Có 4 hướng để giải bài toán nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tiên có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và HTX chất lượng cao làm nông nghiệp.

“Chúng ta phải khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam. Các đồng chí thấy nhà kính, nhà lưới đang mọc lên ở tỉnh Hà Nam này” - Thủ tướng nói.

Lời giải nữa là mở rộng hạn điền trong nông nghiệp, tích tụ ruộng đất mạnh mẽ hơn. Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh mẽ vào nông nghiệp. Phải có vốn cho nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực từ nông dân để làm nông nghiệp công nghệ cao phải được tập trung đầu tư phát triển, không để tồn tại mãi hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản.

Khởi động một loạt dự án nông nghiệp công nghệ cao

Tại buổi lễ này, Thủ tướng khẳng định sẽ đẩy mạnh cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, sản xuất theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường gần 100 triệu dân của nước ta và hướng về xuất khẩu, nhất là rau, củ, quả, chăn nuôi.

“Vậy tinh thần kiến tạo của Chính phủ mới trong nông nghiệp là gì?” -  “Phải là một nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp thông minh, sản xuất theo nhu cầu thị trường, hướng vào gần 100 triệu dân với thực phẩm sạch, lương thực sạch. Và nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu nhất là rau, củ quả, chăn nuôi. Như vậy chúng ta phải chuyển từ một nền nông nghiệp cởi trói sang một nền nông nghiệp kiến tạo” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại lễ khởi động, Thủ tướng khẳng định, sẽ báo cáo Quốc hội việc sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa phương, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền, quy hoạch các điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như chế độ nước tưới, kênh mương, hỗ trợ hạ tầng…

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam, tại xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khu nông nghiệp công nghệ cao này có diện tích gần 22ha, chuyên canh dưa lưới và rau quả nông sản cao cấp phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là mô hình tích tụ ruộng đất từ các hộ nông dân và thời gian thuê là 20 năm. Dự kiến số vốn đầu tư giai đoạn 1 trong năm 2017 là trên 75 tỷ đồng. 

Theo bà Trần Kim Liên - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseeds), mô hình này đã được công ty cải tiến công nghệ của Nhật Bản và Israel cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chi phí chỉ bằng khoảng 32%, nhưng có thể nhằm vào mọi phân khúc của thị trường.


Xuất khẩu gạo vẫn trầm lắng, bế tắc Xuất khẩu gạo vẫn trầm lắng, bế tắc 3,5 triệu đồng/kg chè khô, hàng vừa về đã có người đến lấy sạch 3,5 triệu đồng/kg chè khô, hàng vừa về…