Cóc Cóc ở miền Tây - Trồng chơi vẫn thu chục triệu đồng

Cóc ở miền Tây - Trồng chơi vẫn thu chục triệu đồng

Tác giả Dương Cầm, ngày đăng 06/09/2016

Cóc ở miền Tây - Trồng chơi vẫn thu chục triệu đồng

Cây cóc được bà con ở nơi đây trồng xen canh với nhiều loại trái khác nhằm tận dụng nguồn đất trống đồng thời tạo thu nhập xen kẽ.

Chạy dọc theo những con đường ở Phong Điền (Cần Thơ) và Châu Thành (Hậu Giang) không ai là không khỏi ngỡ ngàng trước những vườn cóc xanh um, được bà con nơi đây trồng ngay hàng thẳng lối và đều ăm ắp.

Vào mùa trái, dọc 2 ven đường ngập tràn cóc chín, hương thơm tỏa lan.

Mặc dù, không phải là loại cây chủ lực cũng không mang lại thu nhập trăm triệu như những loài trái cây đặc sản khác, thế nhưng cây cóc vẫn luôn tồn tại lặng thầm, góp phần cải thiện thu nhập cho bà con nơi này.

Hàng tấn cóc được bà con thu hoạch hàng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Hào (ngụ xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), cóc là cây dễ trồng thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh, thu hoạch xong chừng vài tháng sau cây lại tiếp tục cho trái.

Với hơn 50 gốc cóc, gia đình ông Hào thu hoạch mỗi đợt khoảng 300kg trái, thương lái đến tận chỗ thu mua, với mức giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg như hiện nay, trừ hết chi phí, mỗi đợt ông Hào lãi 16 - 17 triệu đồng.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Bé (ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), cũng trồng xen canh góc bên cạnh 2ha dâu Xiêm và dâu bòn bon.

Theo anh Bé, trồng cóc không tốn chi phí nhiều lại dễ tiêu thụ, ít khi nào bị dội chợ hay o ép giá.

Cóc cao nhất khoảng 10.000 đồng/kg, thấp nhất cũng 3.000 đồng/kg.

Do không phải cây trồng chủ lực nên gia đình không lo lắng hay phải đầu tư quá nhiều về công chăm sóc, thế nhưng cứ mỗi lần đến mùa thu hoạch, số tiền thu về không dưới 30 triệu đồng.


Làm giàu với mô hình trồng cóc Thái Làm giàu với mô hình trồng cóc Thái Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả…