Con tôm mơ 10 tỷ USD
Không “bằng lòng” với con số 3 – 3,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu mỗi năm như hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành tôm Việt Nam có thể đạt kim ngạch 10 tỷ USD/năm.
Trong ảnh: Chế biến xuất khẩu tôm tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: T.H
10 tỷ USD… là chuyện nhỏ
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội Tôm tỉnh Bình Thuận, cho rằng con số 3 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm chưa phản ánh hết tiềm năng của ngành tôm Việt Nam. Thay vào đó, Việt Nam đủ khả năng đạt kim ngạch 10 tỷ USD nếu được đầu tư bài bản.
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tôm nước lợ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ NNPTNT khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể phát triển bền vững tôm nước lợ đến năm 2025, định hướng 2030 theo hướng từng bước hình thành ngành công nghiệp sản xuất tôm với công nghệ cao và tôm sinh thái hiệu quả và phát triển bền vững. Rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến con tôm, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, nuôi trồng tôm nước lợ, kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. N.A
Theo ông Anh, lợi thế của ngành tôm là trong khi các sản phẩm chăn nuôi như lợn, bò bị hạn chế bởi nhiều thị trường do các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng…, sản phẩm tôm lại được tiêu thụ bởi gần 7 tỷ người trên toàn cầu. Hơn nữa, nhu cầu “ăn” tôm của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng, theo xu hướng giảm dần lượng thịt, tăng các sản phẩm thủy hải sản và rau củ quả. Trong khi đó, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển ngành nuôi tôm như bờ biển dài với nhiều vùng nuôi tôm thích hợp, diện tích nuôi tôm hiện lên đến 1 triệu ha, cung cấp 40% sản lượng tôm sú toàn cầu, các nhà máy chế biến tôm của Việt Nam đã đạt chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất...
“Ngay cả tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là cơ hội cho ngành nuôi tôm phát triển. Nhà nước cần sớm có quy hoạch để mạnh dạn phát triển các vùng nuôi tôm ở khu vực bị nhiễm mặn và nước biển dâng, bởi thu nhập từ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa” - ông Anh nói.
Còn theo tính toán của ông Lê Văn Quang – Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn Minh Phú, dư địa ngành tôm Việt Nam còn rất lớn, nếu biết phát huy, vận dụng nuôi tôm vừa sức tải môi trường… thì sẽ đạt mức năng suất cao, giá bán cũng rất tốt. Theo ông Quang chỉ cần nuôi với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha thì với diện tích hiện tại, Việt Nam đã có 1 triệu tấn tôm. Với giá xuất bình quân như hiện nay của Minh Phú là 10 USD/tấn thì Việt Nam sẽ cầm chắc trong tay 10 tỷ USD. Còn nếu đẩy mạnh sản xuất tôm sú thay vì tôm thẻ chân trắng thì giá xuất khẩu bình quân đạt mức 16 – 17 USD/kg, Việt Nam sẽ có khoảng 13 tỷ USD/năm.
“Riêng Minh Phú đã có thể “gánh” 2 tỷ USD/năm, do đó, giấc mơ 10 tỷ USD cho ngành tôm là không quá xa vời” - ông Quang nhấn mạnh.
Có dễ ăn?
Vấn đề lớn và khó nữa của ngành tôm Việt Nam hiện nay là con giống. Có đến 100% tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn giống tôm sú cũng không khá khẩm hơn khi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu”. Ông Nguyễn Huy Điền
Dù được đánh giá là có khả năng mang về 10 tỷ USD, tuy nhiên, chính những người trong cuộc ngành tôm cũng cho rằng, Việt Nam phải thay đổi cách làm rất nhiều mới mong đạt được mục tiêu này. Ông Lê Văn Quang cho rằng, nếu nhìn thẳng vào thực tế, ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với sự bất ổn, giá thành cao, tính cạnh tranh kém. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch vùng nuôi, con giống, thức ăn và các khâu kiểm tra, giám sát khác trong quy trình nuôi, chế biến xuất khẩu.
Cụ thể, theo ông Quang, ngành tôm Việt Nam đang sai cách tiếp cận và hướng phát triển. Trong khi nhiều nước, đặc biệt là Ecuado, nuôi tôm theo hướng kháng bệnh, tôm giống khỏe mạnh, nuôi ở mật độ thấp 10 – 30 con/m2 thì ngược lại, Việt Nam nuôi tôm theo hướng sạch bệnh, mật độ nuôi từ 80 – 120 con/m2 nhưng tỷ lệ thành công chỉ dưới 30%. Với cách nuôi này, giá thành tôm trong nước luôn ở mức cao, khó cạnh tranh. “Vừa rồi, tôi đi thăm Ecuado, thấy họ nuôi tôm kháng bệnh mà rất “chắc ăn”. Cách nuôi tôm kháng bệnh của Ecuado đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về tôm của tôi trong hơn 30 năm qua” - ông Quang nói.
Ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), cũng thông tin, trong năm 2016, cả nước có hơn 60.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh và các vấn đề về môi trường. Trong đó, thiệt hại do dịch bệnh gây ra chỉ chiếm 30% trong khi tỉ lệ diện tích thiệt hại do các vấn đề về môi trường, ô nhiễm nguồn nước… gây ra chiếm đến 63%.
Ông Nguyễn Huy Điền - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng, các tổ chức nghiên cứu thị trường đều chưa dự đoán được ngưỡng giới hạn của nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm, trong khi đó, khả năng tăng sản lượng tôm sú trên thế giới rất hạn chế.
Tuy nhiên, để đáp ứng được các nhu cầu thị trường nêu trên không đơn giản, nhất là trong tình hình các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng. Chưa hết, các rào cản về kỹ thuật các nước dựng lên để bảo vệ sản xuất trong nước cũng ngày càng nhiều. Doanh nghiệp muốn “vượt rào” cũng không hề đơn giản.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ