Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm - Phần 2 (Phần cuối)
Côn trùng trong thức ăn tôm
Từ những năm 1970, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng khi tôm sử dụng các loài động vật chân đốt, các ấu trùng của côn trùng làm thức ăn được người tiêu dùng yêu thích hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc sử dụng côn trùng thay thế cho bột cá trong thức ăn tôm và hàm lượng của các loài côn trùng còn rất hạn chế.
Ruồi nhà được dùng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, do trong ruồi có chuỗi peptide được sản xuất nhờ quá trình thủy phân nhờ đó giúp cho tôm tăng trọng tốt, giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống.
Trong một nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá sự thay thế một phần và toàn bộ thức ăn bởi loài côn trùng thủy sinh (Trichocorixa) trong quá trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.
Kết quả cho thấy, tôm được nuôi hoàn toàn bằng bột côn trùng có tốc độ tăng trưởng kém, tuy nhiên nó lại không ảnh hưởng đến màu sắc, mùi và hương vị của thịt tôm.
Triển vọng
Việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho các loài thủy sản là điều hoàn toàn có thể thực hiện trong điều kiện nuôi thâm canh với một loạt các hệ thống canh tác khác nhau và các loài nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Việc sản xuất giống côn trùng dựa vào các chất thải hữu cơ một cách an toàn và tiết kiệm kinh tế là điều có thể thực hiện;
Nhưng để có tính khả thi về mặt kinh tế, thì tổng chi phí nuôi dưỡng và cho ăn côn trùng đối với tôm, cá cần phải thấp hơn so với chi phí cho ăn nguồn protein thông thường như bột cá, bột đậu nành hay phụ phẩm.
Chất lượng protein là điều quan trọng quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của các loài động vật thủy sản, nhất là các loài ăn thịt.
Và côn trùng có thể đáp ứng được yêu cầu này, không những thế, nó còn là nguồn cung cấp thức ăn cho thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ