Công dụng chữa bệnh của rau đay
Trong 100g rau đay có chứa: nước 91.4g, protid 2.8g, glucid 3.2g, cellulose 1.5g, tro 1.1g, các khoáng chất Ca 182mg, P 57.3g, Fe 7.70mg, vitamin B1 0.13mg, vitamin B2 0.26mg, vitamin PP 1.1mg, vitamin C 72mg, beta-carotene 4560mg, cung cấp 24calo.
Ngoài ra, lá rau đay còn chứa một loại gluesid gọi là capsulin, là một hoạt chất đắng và bổ có tác dụng trợ tim.
Theo đông y, rau đay có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, lợi tiêu hóa, nhuận trường, tiêu đàm, lợi tiểu, giải nhiệt ( do hàm lượng chất nhầy trong lá cao ), kháng viêm, cầm máu, lợi sữa, an thai.
Thường được dùng để phòng trúng nắng, chữa táo bón, bí tiểu, đi tiểu buốt, ho ra máu, nôn ra màu, lỵ nhiệt, sản phụ ít sữa.
Ngoài ra còn dùng để phòng ngộ độc tôm, cua, cá,...
Hạt có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim.
Thường dùng để chữa kinh nguyệt không đều, vô kinh, ho suyễn, phù thũng.
Ngày dùng 10-15g sắc uống
Các bài thuốc chữa bệnh bằng rau đay:
- Bí tiểu: rau đay tươi nấu với nước uống thường xuyên trong ngày.
- Lợi sữa: mỗi ngày ăn khoảng 200g rau đay trong tuần lễ đầu tiên sau khi sinh, các tuần kế tiếp ăn nhiều thêm một chút.
- Phù thủng: dùng 15-20g hạt rau đay, sắc với nước uống nóng, đắp mềm cho mồ hôi vã ra.
- Suyễn: hạt rau đay sắc hơi đặc với nước, uống chặn cơn suyễn.
- Táo bón: dùng lá rau đay sắc với nước, uống 2-3 lần trong ngày.
- Trúng nắng: giã nát lá rau đay, vắt lấy cốt để uống, bã đắp lên 2 thái dương hoặc dùng hạt rau đay sắc nước uống, uống nóng để ra mồ hôi,
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ