Rau đay Công dụng của rau đay

Công dụng của rau đay

Tác giả Sưu Tầm, ngày đăng 16/09/2016

Công dụng của rau đay

Công dụng của rau đay:

Lá non của một vài loài đay cũng được sử dụng làm rau ăn; đay quả dài (Corchorus olitorius) được sử dụng chủ yếu tại miền nam châu Á, Ai Cập và Cyprus, đay quả tròn (Corchorus capsularis) tại Nhật Bản và Trung Quốc.

Chúng có kết cấu nhầy (nhớt), tương tự như ở đậu bắp, khi nấu ăn.

Hạt được sử dụng làm hương liệu, và một loại trà thảo mộc được sản xuất từ lá đay khô.

Rau đay cũng được sử dụng tại Ai Cập; một số người còn cho rằng nó là món ăn quốc gia trong ẩm thực Ai Cập.

Nó cũng là món ăn đặc trưng trong ẩm thực Lebanon, Palestine, Syria và Jordan.

Một món ăn điển hình của khu vực này là rau đay hầm ăn cùng cơm và thịt gà luộc.

Tại Việt Nam, rau đay chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tơi hoặc mướp.

Tháng 9 năm 2007, Sizzler's, một chuỗi nhà hàng Mỹ, bán Molokhiya cookies (bánh bích quy ngọt) với rau đay là thành phần đặc trưng, tại khu vực Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản.

Hạt thu hái từ quả đay già, phơi hoặc sấy khô.

Khi dùng, để sống hoặc sao qua.

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt đay quả dài thay vị đình lịch vì có tác dụng lợi tiểu mạnh chữa bệnh cổ trướng, phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc sau:

Hạt đay quả dài 12g, sao; vỏ rễ dâu 24g, tẩm mật sao; trần bì lâu năm 12g; gừng sống 3 lát.

Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đay quả dài 12g, giã nát, sao; xơ mướp 20g, băm nhỏ, sao.

Hai thứ trộn đều, sắc uống làm hai lần trong ngày, chữa hen suyễn.

Để chữa tràn dịch màng phổi, lấy hạt đay quả dài 8g; ý dĩ 16g; tỳ giải, mộc thông, huyền sâm, thổ phục linh, bách bộ, mỗi vị 12g; hạt bìm bìm biếc, rễ cỏ tranh, hạt mã đề, mỗi vị 8g.

Sắc uống ngày một thang.

Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng dược lý của chất olitorisid và thấy có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống hoạt tính sinh học của strophantin (hoạt chất đặc hiệu với bệnh tim của cây sừng dê).

Olitorisid đã được đưa vào một hỗn hợp ổn định có tác dụng trên tim và được đặt tên là Daicosid.

Từ đó, thuốc được bào chế dưới dạng viên 1mg và thuốc tiêm 0,33mg dùng để trợ tim với hiệu quả điều trị cao.

Theo tài liệu nước ngoài, lá đay quả dài được dùng làm thuốc bổ, an thần, lợi tiểu.

Hạt là thuốc tẩy chữa táo bón

Lá hay quả của cây rau đay còn được dùng làm thuốc bổ, an thần, lợi tiểu ở nhiều nước.

Hạt còn sử dụng làm thuốc tẩy chữa táo bón...

Chẳng hạn như tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi nói tại Ấn Độ còn sắc lá rau đay làm thuốc bổ, hay tại Malaysia thì sử dụng lá rau đay để chữa bệnh kiết lỵ, và chữa ho ở trẻ em...

Theo sách Nam dược thần hiệu, rau đay, hạt đều có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đàm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt...

Khi bào chế thuốc cần lót giấy trong nồi rồi sao lên thì sử dụng mới tốt.

Để tham khảo và áp dụng được công hiệu an toàn, dưới đây xin giới thiệu cụ thể cách bào chế và sử dụng tiện lợi.

* Chữa trúng nắng: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương rồi lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc sẽ khỏi.

Hoặc có thể lấy từ 10 – 20 g hạt rau đay đem sắc lên lấy nước cho uống nóng sẽ toát mồ hôi ra hết nóng độc cũng khỏi.

* Giải nhiệt trong mùa hè: Lấy rau đay nấu với cua thành canh cua ăn với cơm hàng ngày sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường can xi và giải nhiệt.

Hoặc có thể nấu canh phối hợp với các thức như: Rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, rửa sạch thái nhỏ, nấu ăn với cơm trong ngày sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo, cần ăn 2 – 3 ngày liền.

* Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc hơi đặc, uống chặn cơn suyễn rất hay.

Hoặc sử dụng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp 20g, cắt nhỏ (sao), sau cả hai thứ đem sắc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.

* Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ 12g, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g.

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

* Chữa phù thũng: Hạt rau đay mỗi ngày từ 15 – 20g sắc lấy nước uống nóng, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm, phù giảm nhanh.

* Chữa phù thũng cổ trướng: Hạt rau đay 12g (sao), vỏ rễ dâu 24g (tẩm mật ong sao), trần bì lâu năm 12g, gừng sống 3 lát.

Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày.

* Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay vào các bữa ăn chính.

Các tuần lễ sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

* Chữa táo bón: Lấy 10 – 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

* Chữa bí tiểu tiện: Dùng 2 nắm rau đay cho vào nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 chén, sẽ tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu.

* Chữa rắn cắn: Lấy ngọn rau đay với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chỗ rắn cắn (chỉ sử dụng khi không có điều kiện đi viện kịp thời, nhưng cần đặt ga-rô trên chi bị rắn cắn, hoặc bầu giác hút chất độc.

Nhìn chung cần thực hiện ở cơ sở y tế địa phương là tốt nhất).

Rau đay- món ăn tốt để có sữa

Sau khi sinh, để nhanh chóng có sữa và duy trì lượng sữa trong suốt quá trình cho con bú, những người trong gia đình của sản phụ thường cho sản phụ ăn các món có lợi cho việc “gọi” sữa về.

Canh rau đay là một trong những món ăn tốt để có sữa cho sản phụ.

Rau đay (corchorus olitorius L) là loại rau mùa hè có tác dụng nhuận tràng giải nhiệt và giàu chất bổ dưỡng với nhiều tên gọi khác nhau như rau đay quả dài, rau tía … là loại rau giàu dược tính.

Trong đông y gọi rau đay với tên là Đình lịch và gọi hạt rau đay là Đình lịch tử.

Sách Bản thảo cương mục gọi rau đay là Diển hao, hay Thiên nguyệt lệnh.Rau đay được dùng như một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141.

Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.

Gần đây khi nghiên cứu tính chất dược lý của olitorisid thấy rằng có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin (tức hoạt chất đặc hiệu với bệnh tim của cây sừng dê).

Nhờ vậy olitorisid được đưa vào một hỗn hợp ổn định có tác dụng trên tim và đặt tên là Daicosid và có chế phẩm dược là loại dạng viên 1mg hay dạng tiêm 0,33mg, sử dụng trong trợ tim với hiệu quả cao.

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…

Rau đay đặc biệt tốt với phụ nữ sau khi sinh mà cơ thể có ít sữa cho con bú.

Canh rau đay được sử dụng như một bài thuốc lợi sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh ít sữa.

Cách sử dụng : Đầu tiên là sử dụng rau đay ăn hàng ngày.

Với sản phụ, tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính trong ngày.

Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sẽ có tác dụng giúp sữa ra đều và rất tốt cho sản phụ.

 


Công dụng chữa bệnh của rau đay Công dụng chữa bệnh của rau đay Rau Đay - Thuốc Giải Nhiệt Rau Đay - Thuốc Giải Nhiệt