Tin thủy sản Công nghệ là giải pháp cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Công nghệ là giải pháp cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Tác giả Huỳnh Như (biên dịch), ngày đăng 19/09/2019

Công nghệ là giải pháp cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Để đảm bảo tính bền vững của phát triển nuôi trồng thủy sản phải có sự cải tiến không ngừng của công nghệ. Dưới đây là một số định hướng trong tương lai nhằm giảm tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường cùng với phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trong nội địa:

Mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS. Ảnh Undercurrentnews

Nuôi trồng thủy sản nội địa vào các hệ thống lưu thông dựa trên đất là một trong những cách tốt nhất để giảm hoặc loại bỏ tác động môi trường từ nuôi cá. Hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) là một công nghệ tạo ra các điều kiện phù hợp cho nuôi trồng thủy sản bằng cách sử dụng bể chứa, bơm, máy sục khí và bộ lọc trong nhà. Công nghệ này được thiết kế để đạt được 100% nước tái chế trong hệ thống. RAS trên đất liền là một sự đổi mới không chỉ giảm tác động môi trường mà còn bởi vì nó tạo cơ hội cho nuôi trồng thủy sản diễn ra ở bất cứ đâu, kể cả ở các khu vực thành thị. 

Công nghệ tại Nhật sử dụng các sensor cảm biến nhằm kiểm soát các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống RAS bước đầu cho thấy hiệu quả. Trong tương lai mô hình nuôi này sẽ được phát triển tại Nhật tập trung vào một số loài có giá trị như: cá tráp, tôm thẻ chân trắng và cá cam.

Phát triển nuôi trồng thủy sản ngoài khơi:

Ảnh Island Institute

Đại dương chiếm khoảng 70% bề mặt thế giới nhưng đóng góp ít hơn 2% lượng cung lương thực của thế giới. Các hệ thống nuôi trồng thủy sản góp phần đáng kể vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững cùng với bảo vệ môi trường. Hệ thống nuôi ngoài khơi cho phép đối tượng nuôi tiếp xúc với vùng nước sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn ở vùng ven biển qua đó làm giảm chất thải được sản xuất từ trang trại. Ngoài ra, trong vùng nước ngoài khơi có ít chất dinh dưỡng hơn và ít đa dạng sinh học hơn khi so sánh với vùng nước ven biển qua đó chất thải cá góp phần vào thành phần thức ăn đồng thời hạn chế được sự lây lan mầm bệnh.

Sử dụng nuôi thủy sản đa dạng:

Để giảm tối đa chi phí trong nuôi trồng thủy sản yêu cầu đặt ra là phải giảm chi phí thức ăn, vì thức ăn chiểm khoảng hơn 50% chi phí cho một vụ nuôi. Hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trong tương lai là đa dạng là nuôi như nuôi nhuyễn thể, rong biển và cá chép kết hợp với tôm cá, hình thức nuôi này giúp tận dụng tối đa nguồn thức ăn, thức ăn thừa và chất thải của tôm cá nuôi có thể là nguồn thức ăn cho các loài ăn lọc khác. Điều này làm giảm tích tụ nước thải và cải thiện chất lượng nước qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững cho mô hình nuôi.

Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo mới:

Mặc dù lợi ích về chi phí từ năng lượng tái tạo vẫn còn ít, nhưng sự thân thiện với môi trường và nhận thức của công chúng đối với các nguồn năng lượng tái tạo có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực cho ngành nuôi trồng thủy sản. Có rất nhiều công nghệ năng lượng tái tạo xâm nhập vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như máy bơm nước chạy bằng năng lượng gió, hệ thống quản lý nhiệt độ và oxy hòa tan trong ao nuôi sử dụng năng lượng mặt trời, và hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục cải tiến và sử dụng rộng rãi. Đầu tư vào các công nghệ này sẽ làm giảm chi phí hoạt động dài hạn, tăng khả năng cạnh tranh, và lợi nhuận cùng với giảm các tác động môi trường.

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững đang đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng với sự phát triển của công nghệ trong tương lai ngành công nghiệp này sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và mang tính ổn định cả cho người tiêu thụ, người sản xuất và môi trường.


Quản lý rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản Quản lý rủi ro cho ngành nuôi trồng… Nghiên cứu tính bền vững của thức ăn nuôi trồng thủy sản dựa trên thực vật Nghiên cứu tính bền vững của thức ăn…