Tin thủy sản Cong thân, đục cơ - Nỗi lo của người nuôi tôm

Cong thân, đục cơ - Nỗi lo của người nuôi tôm

Tác giả Tôm Việt, ngày đăng 29/06/2021

Cong thân, đục cơ - Nỗi lo của người nuôi tôm

Hiện nay ngành nuôi tôm Việt Nam đang từng bước phát triển mạnh mẽ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nuôi. Tuy nhiên, biến đổi về môi trường xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm trên tôm gây tổn thất nặng nề, cong thân đục cơ là một trong những bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại hiện nay.

Bệnh do sốc môi trường

Bệnh này thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày lúc trời nắng nóng, khi nhiệt độ rất cao. Tôm nhảy lên và búng mạnh rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết, vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

Khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại, việc các dàn quạt hoạt động trở lại, có thể khiến tôm “giật mình” và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có nhiều loài tảo giáp phát triển, mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi.

Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác bị nhẹ, nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

Tôm bệnh do thiếu ôxy

Lượng ôxy hòa tan trong nước thấp, nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi. Đây là nguyên nhân làm lượng ôxy trong nước giảm xuống thấp, chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân hủy và hoạt động sống của chúng cần lượng lớn ôxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều ôxy. Trong khi đó, mọi sinh vật sống trong ao bao gồm: Tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng ôxy, ôxy hòa tan trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và thả tôm mật độ cao.

Triệu chứng

Tôm sống trong môi trường thiếu ôxy kéo dài màu sắc cơ thể và phần bụng chuyển sang đục.

Giải pháp khắc phục

Tiến hành quạt nước để tăng cường ôxy hòa tan cho ao tôm. Đồng thời, sử dụng sản phẩm vi sinh DEOSURE (454 g/5.000 m3 nước ao) để xử lý khí độc đáy ao và các chất thải hữu cơ. Phục hồi hoạt hóa nền đáy ao nuôi, ổn định pH, kích thích phiêu sinh vật phát triển. Sau đó, đánh chế phẩm YUCCA ngăn chặn khí độc và tăng lượng ôxy hòa tan trong ao.

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng vi lượng và đa lượng. Tỷ lệ Ca:Mg không cân bằng (1:3) có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm.

Giải pháp khắc phục

Bổ sung khoáng NUTRI CALCIDE ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề thiếu khoáng của tôm, cụ thể những ao có độ ẩm thấp, độ kiềm thấp, hệ tảo không ổn định, tôm bị mềm vỏ, cong thân…

Đục cơ do nhiễm bệnh

Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nguyên nhân do vi bào tử trùng (EHP) gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% số lượng tôm.

Ngoài ra, tôm nhiễm virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Biểu hiện ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sữa, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao (khoảng từ 40 đến 70%). Bệnh thường xuất hiện giai đoạn tôm 40 ngày tuổi trở lên.

Giải pháp khắc phục

Đối với bệnh hoại tử cơ (IMNV) trên tôm cần được phòng trị ngay từ ban đầu. Trong các trại giống cần tiệt trùng trứng và ấu trùng, sàng lọc tôm giống không bị nhiễm IMNV bằng PCR, đây được xem là giải pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa bệnh hoại tử cơ.

Liều dùng

Trộn vào thức ăn và tạt thẳng xuống ao; Phòng bệnh mềm vỏ: 5 g/kg thức ăn; Trị bệnh mềm vỏ: 10 g/kg thức ăn; Tạt xuống ao: 1 – 2 kg/1.000 m3


Tiềm năng nuôi tôm càng xanh toàn đực quảng canh Tiềm năng nuôi tôm càng xanh toàn đực… Nuôi tôm thế hệ mới chinh phục thị trường khó tính Nuôi tôm thế hệ mới chinh phục thị…