Tin thủy sản Đã đến lúc phải xem xét lại các chỉ số bền vững trong nuôi trồng thủy sản?

Đã đến lúc phải xem xét lại các chỉ số bền vững trong nuôi trồng thủy sản?

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 12/03/2021

Đã đến lúc phải xem xét lại các chỉ số bền vững trong nuôi trồng thủy sản?

Động lực tạo ra một lượng lớn hơn các loài có liên quan đến mức độ dinh dưỡng thấp trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản "có thể không hữu ích" trong việc làm cho ngành trở nên bền vững hơn.

Sự khác biệt về mức độ dinh dưỡng giữa cá hồi nuôi và cá rô phi nuôi thấp hơn nhiều so với mức độ dinh dưỡng tương đương trong tự nhiên của chúng.

Vì vậy, lập luận của các tác giả của một bài báo mới, cái mà xem xét những thay đổi của các thành phần được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp (đặc biệt là việc giảm tỷ lệ bột cá và dầu cá) về cơ bản đang làm giảm mức độ dinh dưỡng của các loài vốn dĩ có mức độ dinh dưỡng cao, chẳng hạn như cá hồi loài tiêu thụ những nguồn thức ăn chăn nuôi này. Trong số các yếu tố khác, điều này sẽ thuyết phục các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ về hướng đi khác hơn ngoài việc sử dụng các chỉ số về mức độ dinh dưỡng để cải thiện tính bền vững của thủy sản nuôi.

Để ngăn chặn những tác động môi trường và xã hội từ hoạt động nuôi trồng thủy sản lan nhanh, chúng ta cần có các chính sách toàn diện và hiệu quả để điều chỉnh chúng. Các chỉ số về mức dinh dưỡng sẽ không đưa đến chính sách này.

“Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người về cá và hải sản. Để ngăn chặn các tác động môi trường và xã hội lan nhanh từ sự phát triển của ngành này, chúng ta cần có các chính sách toàn diện và hiệu quả để điều chỉnh chúng. Các chỉ số về mức độ dinh dưỡng sẽ không đưa đến chính sách này,” tác giả chính - Richard Cottrell nói với tờ The Fish Site.

Bối cảnh

Các tác giả lưu ý rằng “trong số 80 triệu tấn sinh khối thức ăn được tạo ra từ nuôi trồng thủy sản thì có khoảng 70% được duy trì bằng thức ăn hỗn hợp do con người tạo ra”. Việc bao gồm cá làm thức ăn cho gia súc trong các loại thức ăn chăn nuôi này đã gây ra những mối lo ngại liên quan đến tính bền vững về môi trường của các loài ăn thịt trong chăn nuôi (chẳng hạn như cá hồi) và dẫn đến những lời kêu gọi rộng rãi “tái tập trung nuôi cá đối với các loài có mức độ dinh dưỡng thấp mà chế độ ăn trong tự nhiên của chúng không có cá”.

Phân tích

Để đánh giá mức độ dinh dưỡng thực sự của các loài hải sản nuôi, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần chế độ ăn của một loạt các loài thủy sản được chăn nuôi từ năm 1995 đến năm 2015.

Họ đã phát hiện ra rằng thức ăn chăn nuôi dành cho cá hồi Đại Tây Dương ở Na Uy chỉ chứa 15% protein có nguồn gốc từ biển, tỷ lệ này giảm xuống từ mức 65% vào năm 1990 như một ví dụ. Trong khi đó, có một tỷ lệ lớn hơn  nhiều của các thành phần từ mức dinh dưỡng cấp 1 [tức là cây trồng trên cạn] trong thức ăn chăn nuôi dành cho cá hồi .

Các nhà nghiên cứu bổ sung thêm rằng mặc dù thành phần loài tổng thể của các loài cá nuôi đã thay đổi và vị trí dinh dưỡng thực tế của những loài cá làm thức ăn cho gia súc được sử dụng trong thức ăn đã thay đổi, chính việc giảm lượng bột cá và dầu cá đã dẫn đến “sự sụt giảm đáng kể mức độ dinh dưỡng hữu hiệu của tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản: từ 2.63 trong năm 1995 xuống còn 2.23 trong năm 2015”

Tỷ lệ này khác nhau giữa các đơn vị phân loại, giảm từ 3.33 xuống 2.64 đối với các loài như cá vược và cá rô; từ 3.53 - 2.81 đối với cá chình; từ 3.48 - 2.42 đối với cá hồi; và 3.38 - 2.43 đối với cá biển.

Sự thay đổi mức độ dinh dưỡng của các loài cá vây nuôi chính. Ảnh: Cottrell et al, 2021

Nhìn chung, những thay đổi trong chế độ ăn có nghĩa là sự khác biệt về mức độ dinh dưỡng giữa các loài ngày càng trở nên kém rõ ràng hơn.

“Cá ăn cỏ được cho ăn đạm động vật và do đó được chăn nuôi như động vật ăn tạp, còn động vật ăn thịt đã trở thành động vật ăn tạp khi chúng được cho ăn nhiều đạm thực vật hơn. Thực tế này làm nổi bật lên vấn đề đặc trưng của bất kỳ đơn vị phân loại cụ thể nào là 'không bền vững' khi chỉ dựa trên mức độ dinh dưỡng được nuôi dưỡng trong môi trường hoang dã hoặc trong lịch sử của chúng. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra các nguyên liệu đầu vào khác biệt và thay đổi và thay đổi tự nhiên của các hoạt động và biện pháp quản lý được sử dụng để nuôi dưỡng chúng,” họ quan sát.

Tác giả chính Richard Cottrell đến từ Trung tâm Phân tích và Tổng hợp Hệ sinh thái Quốc gia của trường Đại học California, Santa Barbara

“Hầu hết hải sản nuôi được nuôi bằng thức ăn chăn nuôi do con người tạo ra. Và những thức ăn chăn nuôi này đã thay đổi đáng kể theo thời gian, phần lớn thông qua việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ cá và tăng thành phần từ cây trồng, do đó đã thay đổi hoàn toàn mức độ dinh dưỡng của các loài cá nuôi. Nhiều loài ăn thịt tự nhiên (như cá hồi và các loài cá biển khác) được nuôi ở các mức độ dinh dưỡng tương tự như của các loài giống với cá hồi mà chúng có xu hướng ăn cỏ nhiều hơn. Vì vậy, việc tham khảo các cấp độ dinh dưỡng tự nhiên của chúng hoặc thậm chí các cấp độ dinh dưỡng được nuôi dưỡng trong lịch sử là sai lầm," Cottrell cho biết thêm.

Họ cũng lưu ý rằng “một số loài ăn thịt giữ lại một số chất dinh dưỡng quan trọng thì đạt hiệu quả hơn so với các loài có mức độ dinh dưỡng thấp hơn”, khiến cho lời kêu gọi giảm mức độ dinh dưỡng của các loài được nuôi trở nên kém hấp dẫn hơn.

Hơn nữa, họ đặt vấn đề liệu việc thay đổi các sản phẩm có nguồn gốc từ biển trong khẩu phần ăn của cá nuôi có nhất thiết phải bền vững hơn hay không.

“Việc chuyển từ thức ăn có nguồn gốc chủ yếu từ cá sang thức ăn có nguồn gốc từ cây trồng có tăng thêm sức ép và tạo áp lực kép lên các hệ thống nông nghiệp không? Sự thay đổi này có tạo ra bất kỳ tác động hợp lý nào không? Chúng tôi không biết. Vì vậy, điều này không có nghĩa là sản lượng của các loài ăn thịt và loài ăn cỏ nhất thiết phải tương đương, bền vững theo mức độ, mà nó chỉ có nghĩa là các chỉ số mức độ dinh dưỡng không cho chúng ta biết đầy đủ thông tin. Và những dấu hiệu của cấp độ dinh dưỡng này sẽ càng trở nên khó phân biệt hơn giữa các loài khi công nghệ thức ăn chăn nuôi và sự đổi mới được cải thiện,” Cottrell phản ánh.

Do đó, họ lập luận rằng "việc phân loại song song các loài sinh vật ở mức độ dinh dưỡng "thấp" hoặc "cao" trong các khuyến nghị chính sách là vô ích, trừ khi họ đưa ra được những khuyến nghị rõ ràng".

Những hạn chế của ngành nuôi trồng thủy sản không có thức ăn chăn nuôi

Mặc dù họ thừa nhận rằng các loài không được cho ăn thức ăn chăn nuôi (chẳng hạn như nhiều loài hai mảnh vỏ và rong biển), “có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường hơn mà lại có ít tác động môi trường hơn so với cá có vây được cho ăn thức ăn chăn nuôi”, chúng “phục vụ các lĩnh vực thị trường khác nhau nên giá trị của chúng trở thành điểm tham chiếu vào thời điểm nào là tốt nhất còn phụ thuộc vào bối cảnh".

Trai, sò và rong biển được biết là có hiệu suất tốt hơn nhiều so với cá được cho ăn thức ăn khi xét về khía cạnh môi trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong quá trình sản xuất của chúng khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản khác, chẳng hạn như cá thịt trắng hoặc tôm.

"Quả thật là việc sản xuất không cần cho ăn thức ăn như trai, sò và rong biển được biết đến là hoạt động có hiệu suất tốt hơn nhiều so với việc sản xuất cá bằng cách cho ăn thức ăn khi nhìn từ khía cạnh môi trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất các sản phẩm này khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản khác như cá thịt trắng hoặc tôm. Sự lựa chọn và thay thế của người tiêu dùng không phải là một chủ đề dễ giải quyết,” Cottrell giải thích.

Tương tự, họ bổ sung thêm rằng tính bền vững trong chế độ ăn của các loài không ăn thịt bẫm sinh như cá chép hoặc cá rô phi cần được cân nhắc dựa trên hiệu quả mà chúng chuyển đổi thức ăn thành sinh khối ăn được và giàu chất dinh dưỡng.

Nhìn về tương lai, họ dự đoán rằng những cải tiến trong thành phần thức ăn và di truyền học sẽ “làm giảm nhiều hơn nữa giá trị của mức độ dinh dưỡng như một phép đo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản”.

Các chỉ số thay thế

Thay vì tập trung vào các cấp độ dinh dưỡng, họ ủng hộ việc hỗ trợ nhiều hơn cho các chính sách về tính minh bạch của nguồn thức ăn và tham gia vào các chương trình cấp giấy chứng nhận tự nguyện, chẳng hạn như các chương trình do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) tổ chức.

“Chính sách nuôi trồng thủy sản hiệu quả cần tránh các chỉ số bền vững quá đơn giản như mức độ dinh dưỡng. Thay vào đó, việc áp dụng các thước đo dựa trên thực nghiệm các đặc tính chăn nuôi cụ thể của các nhóm loài, các kỹ thuật quản lý và những cải tiến  trong công thức chế biến thức ăn sẽ rất quan trọng để đạt được các tùy chọn thực sự bền vững cho thủy sản nuôi,” họ nhấn mạnh.

Họ cũng cảnh báo về những nguy cơ của việc nhắm mục tiêu sản xuất hiệu quả làm mục tiêu duy nhất của nuôi trồng thủy sản.

“Một thế giới chỉ tập trung vào hiệu quả của thức ăn thủy sản - một thế giới của “thịt gà thủy sinh” sẽ ủng hộ các chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu hóa, tích hợp theo chiều dọc mà có thể hạn chế khả năng tiếp cận thị trường dành cho các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề và giảm sự đa dạng của các sản phẩm chăn nuôi đối với một số mặt hàng chính. Do đó, hiệu quả đạt được trong một bối cảnh có thể thực sự làm tổn hại đến các lợi ích về môi trường và dinh dưỡng của việc tiếp cận hải sản đối với nhân loại nói chung.

“Thay vào đó, mục tiêu chính của việc phát triển nuôi trồng thủy sản phải là tạo ra các nguồn thức ăn đa dạng về loài và đa dạng về chất dinh dưỡng mà vẫn có thể tiếp cận được và phù hợp với người dân ở khắp các vùng miền và nền kinh tế. Họ kết luận: "Việc nhận thấy tiềm năng của nuôi trồng thủy sản để thúc đẩy tính bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải tích hợp các mục tiêu đa dạng, bao gồm ổn định hệ thống lương thực, phát triển kinh tế và công bằng toàn cầu."

Tóm tắt lại lời Cottrell đã nói với tờ The Fish Site: “Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không giới hạn hiện nay mà chúng ta đang sống, chúng ta cần phải biết cách đáp ứng nhu cầu thủy sản một cách có trách nhiệm và công bằng nhất, bao gồm cả các sản phẩm ngày càng phổ biến trong giai đoạn thay đổi toàn cầu mau chóng này. Các mức độ dinh dưỡng sẽ không dẫn lối cho chúng ta tới đó đâu."


Những lưu ý khi lắp đặt môtơ điện trong nuôi tôm Những lưu ý khi lắp đặt môtơ điện… Nâng cao tính bền vững của tôm nuôi Nâng cao tính bền vững của tôm nuôi