Sinh viên/Thực tập Đặc Điểm Sinh Học Lươn

Đặc Điểm Sinh Học Lươn

Ngày đăng 11/10/2013

Đặc Điểm Sinh Học Lươn

1. Sinh sản

Lươn là loài cá có hiện tượng sinh sản lưỡng tính (trong tuyến sinh dục có cả tinh sào và trứng xen kẽ lẫn nhau). Ở miền Bắc nước ta cỡ lươn nhỏ hơn 20 cm hoàn toàn là cái, cỡ 36-47 cm lươn ở thời kỳ lưỡng tính, cỡ lớn hơn 54 cm hầu hết là lươn đực.

Mùa lươn đẻ chủ yếu vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, có thể đẻ vào mùa phụ tháng 8-9 dương lịch.

Lươn làm tổ đẻ nơi đất sét pha thịt như bờ ruộng, ven kênh mương, bờ ao, chuôm... Trước lúc đẻ, lươn đực có nhiệm vụ khoét hang. Hang thường có hình chữ “U”, cao hơn mặt nước ruộng khoảng 5-10 cm. Toàn bộ khu vực hang thường có ba ngách:

Ngách phụ để thông khí cho lươn thở.

Ngách chính của tổ thường nằm sâu dưới bùn.

Ngách từ trên bờ vòng xuống, tạo thành chữ “U”.

Trước khi lươn cái tới đẻ, lươn đực phun đầy bọt trong tổ để lươn cái đẻ trứng trên đám bọt đó. Lúc đầu đám bọt có màu trắng; khi trứng sắp nở, đám bọt ngả sang màu ngà. Trong một tổ đẻ số lượng trứng biến đổi từ 80 đến 600 trứng. Cỡ lươn dài 20 cm có 200-400 trứng, dài 30 cm có 300-500 trứng, cỡ lớn có thể đạt 1000 trứng. Đường kính trứng 3,5-4 mm.Ở nhiệt độ 30oC trong vòng một tuần lễ trứng nở ra lươn con, tới ngày thứ 10 noãn hoàng tiêu biến hết, lúc này lươn dài khoảng 20 mm có thể tự kiếm mồi được.

2. Tính ăn

Lươn là loài ăn tạp, nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp ăn côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi ăn các cá thể hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, các tạo sợi...).

Lươn lớn ăn: giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước như: giun, dế...

Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau, lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủ yếu. Mùa lươn đẻ, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ sống thích hợp là 22-25oC, lúc nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC lươn ngừng kiếm ăn và đào hang sâu để qua đông. Cường độ ăn mạnh vào tháng 5-7, lươn béo vào mùa thu và mùa xuân trước khi đẻ.

3. Sinh trưởng

Lươn 1 tuổi dài 27 cm nặng 18 -60 g.

Lươn 2 tuổi dài 36-48 cm nặng 40 -100 g.

Ở miền Bắc nước ta con lớn 62 cm nặng 300 g, ở lòng chảo Điện Biên Phủ (Lai Châu) có con lươn nặng 900 g. Ở miền Nam có con nặng 1,5 kg.

Lươn con năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, sang năm thứ ba trọng lượng tăng lên là chủ yếu.

Trong điều kiện tự nhiên, đánh bắt lươn có chiều dài 30-50 cm chiếm ưu thế.

Thời gian hình thành vòng tuổi của lươn vào cuối mùa xuân, sau vụ lươn đẻ.

4. Tập tính sinh sống

Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi theo môi trường sống. Hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo cỡ của lươn, chỗ ở thường có nhiều ngõ ngách, hang của lươn không cố định. Khi gặp người bắt, lươn có thể tháo chạy rất nhanh xuyên qua cả lớp đất tương đối rắn.

Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè, hay đi kiếm ăn sau trận mưa rào, có khi sống 3 thángthành đàn đi kiếm ăn. Theo nhân dân cho biết, lươn có thể sống được 2  ở lớp đất sâu dưới 1 m ở ruộng khô nẻ, vì có thể nhờ vào cơ quan hô hấp phụ thở bằng họng, da...


Kĩ Thuật Nuôi Lươn (Monopterus Albus) Kĩ Thuật Nuôi Lươn (Monopterus Albus) Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa