Đặc điểm sinh học và cách phòng trị ốc bươu vàng
Ốc bươu vàng chủ yếu sống trong nước ngọt, vùng đất phèn có độ pH nhỏ hơn 4 hay nước mặn có độ mặn trên 5 phần ngàn ốc không sống được.
A. Đặc điểm sinh học
Ốc bươu vàng (ÔBV) còn gọi là ốc Pháp, ốc Táo vàng (Golden Apple Snail), có nguồn gốc từ xứ Paraguay xa xôi ở Nam Mỹ, ngoài ra ốc còn tìm thấy ở vùng đầm lầy ngập nước ở lưu vực sông Amazon, Brazil. Từ châu Mỹ ốc được du nhập sang châu Âu, sau đó đến châu Á và vào Việt Nam khoảng năm 1988 gây hại dai dẳng đến nay.
OBV chủ yếu sống trong nước ngọt, vùng đất phèn có độ pH nhỏ hơn 4 hay nước mặn có độ mặn trên 5 phần ngàn ốc không sống được. OBV chủ yếu sống và gây hại trong nước, tuy nhiên ốc có thể sống trong môi trường cạn, thiếu oxy.
Do vậy sau khi gặt lúa, ốc vùi mình xuống đất ẩm, cách mặt đất 5 - 10 cm, sống tiềm sinh suốt mùa khô, có thể đến 6 tháng, chờ vụ mùa tới, ốc trồi lên và gây hại trở lại.
Trứng OBV có màu đỏ, số trứng trung bình từ 50 - 200 trứng/ổ, ốc đẻ trứng trên cao, cách mặt đất/nước khoảng 10 - 15 cm, ốc cái chủ yếu đẻ lúc trời chạng vạng tối do trời mát và yên tĩnh.
Trung bình khoảng 1 - 2 giờ ốc đẻ xong 1 ổ trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ ốc tiếp tục đẻ lại, 1 OBV cái, 1 tháng đẻ khoảng 3 - 5 ổ trứng, tức khoảng 500 - 1.500 trứng/tháng. Trứng sau khi đẻ khoảng 5 - 7 ngày sau thì nở, tỷ lệ nở rất cao khoảng trên 90%. Sau khi đẻ 2,5 tháng ốc thành thục và bắt cặp đẻ tiếp.
OBV có thể sống tới 3 năm. OBV có hai phái tính đực, cái rõ. Cùng lứa, ốc đực nhỏ hơn ốc cái, để phân biệt, ta thấy trên mài (nắp) ốc đực có gờ nổi rõ, còn ốc cái có mài (nắp) trơn và lõm, ốc bắt cặp khoảng 3 giờ, thường vào ban đêm, quan sát tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ ốc đực trên ốc cái là 3/7.
Chính điều này giải thích tại sao ốc bươu vàng sinh sôi nảy nở nhanh do ốc đẻ nhiều trứng, tỷ lệ nở cao và tỷ lệ ốc cái nhiều hơn ốc đực.
Về thức ăn, ốc nhìn chung thích thức ăn mềm, non như lục bình, lúa mạ non, rau cải, rau muống nước, xà lách, bèo, sen, súng…
Trên lúa người ta thấy ốc chủ yếu gây hại khoảng 2 tuần sau khi cấy và 4 tuần sau khi sạ là do các lý do trên. Về gây hại, người ta cho rằng ốc là “cỗ máy nghiền thức ăn”, thật vậy, ốc cắn phá suốt ngày đêm, nhưng chủ yếu là vào ban chiều và tối.
Về thiên địch của ốc bao gồm kiến ăn trứng, chim, chuột, rắn ăn ốc con, vịt ăn cả ốc con lẫn ốc lớn và cả con người cũng là thiên địch của ốc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ