Tin nông nghiệp Đất hiếm giúp tăng trọng an toàn trong chăn nuôi

Đất hiếm giúp tăng trọng an toàn trong chăn nuôi

Tác giả Nguyễn Nam, ngày đăng 07/09/2018

Đất hiếm giúp tăng trọng an toàn trong chăn nuôi

Các loại thủy sản, gia súc, gia cầm… có thể tăng trọng và chất lượng an toàn, khi sử dụng các phụ gia thức ăn đất hiếm hợp lý nhờ một số enzim có lợi thúc đẩy tăng trưởng.

Nhà khoa học cho rằng, sử dụng phụ gia đất hiếm trong chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng thịt. Ảnh minh họa

Từ nghiên cứu khoa học, TS. Nguyễn Bá Tiến – Viện Công nghệ Xạ hiếm đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản phẩm phân bón vi lượng đất hiếm vào trong nông nghiệp. Sản phẩm này còn được gọi với cái tên “mỹ miều” là Phấn Tiên, tham gia các Hội chợ techmart khoa học và công nghệ nhiều năm liền và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép, đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Trên thực tế, các phụ gia thức ăn đất hiếm đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Canada, Thụy Điển và nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, từ năm 2006, khi ở Châu Âu, cấm sử dụng một số thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Người ta đã phát hiện ra rằng, các sản phẩm phụ gia thức ăn đất hiếm có thể thay thế thuốc kháng sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho một số enzim có lợi cho chuyển hóa thức ăn, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của động vật, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, nâng cao tỷ lệ sống, nâng cao sức đề kháng đối với bệnh tật.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, việc sử dụng phụ gia thức ăn đất hiếm trong chăn nuôi cho phép người chăn nuôi dùng liều nhỏ, giá cả thấp mà hiệu quả là những điều đáng chú ý của phụ gia thức ăn có chứa đất hiếm. Các nghiên cứu sâu về tác động sinh học của đất hiếm đói với vật nuôi cũng cho thấy các liều dùng đã nghiên cứu, sản phẩm phụ gia thức ăn có chứa đất hiếm là an toàn đối với động vật và các sản phẩm từ động vật.

Như một loại xúc tác sinh học, các phụ gia thức ăn đất hiếm có khả năng kích thích nhiều loại enzim và nâng cao tỷ lệ sống sót của động vật. Nó có ảnh hưởng mạnh vượt các loại nguyên tố khoáng, đặc biệt là nguyên tố Photpho.

Qua nghiên cứu, chuyên gia đã chứng minh, phụ gia đất hiếm có những tác đụng cụ thể như đối với chăn nuôi lợn, làm cho lợn đỏ da, sáng lông và tiêu hóa tốt. Sự tăng trọng được cải thiện từ 10-20%, chi phí thức ăn giảm 8 – 10%.

Trong chăn nuôi ngựa và gia súc, giúp tăng trọng nhanh từ 18 – 20%, cao hơn so với nhóm đối chứng, tăng năng suất sữa từ 5 -10%. Còn trong chăn nuôi gia cầm, gà đẻ ăn phụ gia đất hiếm sẽ tăng lượng trứng lên 10 -20%, làm cho gà đẻ sớm hơn từ 3 -10 ngày theo chu kỳ.

Ngoài ra, sử dụng phụ gia đất hiếm trong nuôi trồng thủy sản cũng sẽ làm tăng tỷ lệ sống của thủy cần, giúp tăng trọng nhanh, các nghiên cứu thử nghiệm dùng phụ gia đất hiếm trong chăn nuôi tôm, cá, sò, trai cho thấy sản phẩm có khả năng kích thích sự phát triển của nhiều enzim, đẩy mạnh sức đề kháng với bệnh tật, giúp nâng cao quá trình hấp thụ thức ăn, tăng tỷ lệ sống và làm chon các loài nhuyễn thể lớn nhanh, cải thiện màu của ngọc trai.

Phụ gia đất hiếm có những tác dụng sau đây đối với thủy cầm:

- Dùng cho cá: Tăng lượng cá nuôi, nâng cao tỷ lệ sống và tăng trọng đáng kể

- Dùng cho tôm: Tăng tỷ lệ sống 15% so với nhóm đối chứng

- Dùng cho nuôi cấy trai: Đẩy mạnh khả năng đề kháng của nhuyễn thể làm cho màu ngọc trai rực rỡ hơn.

Theo Viện Công Nghệ xạ hiếm, phụ gia đất hiếm dùng cho chăn nuôi đã trải qua quá trình nghiên cứu, thí nghiệm và khảo nghiệm trên thực tế. Cơ quan này và các nhà khoa học chế tạo ra sản phẩm này đang muốn chuyển giao công nghệ, sản phẩm này theo phương thức thương mại hóa, giúp cho bà con nông dân Việt Nam chăn nuôi năng suất hơn.

Được biết, hiện nhu cầu sử dụng đất hiếm trên thế giới ngày càng tăng, nhất là tại các nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, gồm các mạch đá ở miền Bắc và các đới quặng ngoại sinh dễ khai thác ở miền Nam.


Làm giàu từ sản xuất cây giống chôm chôm mới Làm giàu từ sản xuất cây giống chôm… Nghiên cứu biện pháp đơn giản để chẩn đoán bệnh gia cầm Nghiên cứu biện pháp đơn giản để chẩn…