Dâu tây Đà Lạt bị bệnh gôm tấn công
Vườn bị bệnh năng suất giảm 30%, đặc biệt khó khăn là khi đã thu hoạch, chỉ cần 1 trái có mầm bệnh sau thời gian vận chuyển sẽ lan ra gây hỏng cho 30, thậm chí 40% trái trong hộp khiến nhà vườn thiệt hại nặng do bị thương lái trừ tiền. Nhiều nhà vườn cho biết, từ khi bệnh cao su tràn lan, thu nhập của họ đã giảm 40%.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt, bệnh gôm do nấm Phytopthora cactorum gây ra, xâm nhiễm cả trái non và trái chín khiến trái bị hỏng. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa và ở những vườn chưa làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng cũng như bón phân chưa cân đối.
Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt khuyến cáo bà con, để hạn chế bệnh gôm cần xử lý kỹ đất trước khi xuống giống, mật độ trồng không quá dày, cây sau khi cắt tỉa cần tiêu hủy và chôn xa đồng ruộng. Phân bón cần cân đối, tăng cường kali và can xi để tăng tính kháng bệnh, sử dụng nguồn nước sạch tưới dâu. Về thuốc bảo vệ thực vật, bà con có thể phun các loại như insuran + carban hay ridomil + carban, chú ý phun đúng theo liều lượng quy định của nhà sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ