Xoài Đẩy lùi nỗi lo, cho xoài thơm ngọt

Đẩy lùi nỗi lo, cho xoài thơm ngọt

Tác giả Lê Thu Hà, ngày đăng 14/08/2019

Đẩy lùi nỗi lo, cho xoài thơm ngọt

Việc xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thực sự là một tin vui đối với nông dân Việt Nam nói chung và người trồng xoài khắp cả nước nói riêng.

Vườn xoài xanh tốt của ông Huỳnh Văn Sang hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Vậy là sau những nỗ lực bền bỉ của người trồng xoài, doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan chức năng, xoài Việt Nam đã vượt qua các yêu cầu khắt khe về chất lượng theo quy định nghiêm ngặt của Mỹ.

Việc xoài được "cấp visa Mỹ" thực sự mở ra cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi các nhà vườn phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly…  

Nỗi niềm của người trồng xoài

Trên thực tế, để có được những quả xoài to, đều, vừa bắt mắt lại vừa thơm, ngọt, người trồng xoài đã phải đổ không ít mồ hôi, công sức. Tuy là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, có thể được xem là dễ trồng, nhưng khâu chăm sóc để cây phát triển tốt cho năng suất cao là không dễ chút nào do đây là loài cây có rất nhiều dịch hại nguy hiểm. Trong các "kẻ thù" của xoài, thán thư là bệnh nguy hiểm nhất.

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, nấm bệnh phá hại trên cả lá, đọt, bông và trái. Trên lá, bệnh thường có những đốm góc cạnh màu nâu đỏ, lớn khoảng 3 - 5mm, dễ bị thủng rách, lá rụng khi bệnh nặng.

Bông xoài bị khô đen vì nhiễm thán thư.

Trên chùm hoa, nấm tạo thành những chấm đen nhỏ trên cuống hoa làm hoa bị khô đen và rụng. Trên trái, đốm bệnh nâu đen, hơi tròn hoặc lõm sâu. Các đốm bệnh trên vỏ trái cũng có thể liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh xuất hiện sớm trên trái non làm trái bị rụng. Mầm bệnh có thể tấn công trái non, trái lớn và cả trái sau thu hoạch, tồn trữ. Bệnh lây lan, phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Giai đoạn ra hoa gặp sương mù nhiều, bệnh dễ phát triển, làm rụng bông.

Bệnh thán thư gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm, song nặng nhất vào các tháng 3, 4 tiếp đến là các tháng 2, 5, 7, 8 đối với các tỉnh miền Bắc; còn các vùng trồng xoài tập trung ở phía Nam bệnh thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa.

Ông Huỳnh Văn Sang ở Cái Bè, Tiền Giang có 0,5ha trồng xoài cát Hòa Lộc, có giai đoạn, phần lớn diện tích xoài của gia đình ông bị nhiễm bệnh thán thư.

Đến vụ thu hoạch, khi thấy những quả xoài xấu mã vì bị đốm đen ở vỏ, thương lái ngao ngán lắc đầu không mua. Cái lắc đầu của thương lái khiến ông Sang trăn trở lắm.

Làm nông nghiệp bao năm, những người nông dân như ông Sang không sợ vất vả, nhưng lại tiếc hùi hụi khi công sức của mình không được đền đáp xứng đáng, những giọt mồ hôi rơi không được bù đắp bằng những trái xoài thơm ngọt.

Cùng chung nỗi niềm với ông Sang, ông Lê Minh Hiện, chủ nhân của 1ha xoài cát Chu ở Cao Lãnh, Đồng Tháp cho biết ông trồng xoài đã hơn chục năm nay. Có thời kỳ, ông từng khốn đốn vì vườn xoài bị bọ trĩ và rầy gây hại.

“Bọ trĩ là loại côn trùng "nhỏ nhưng có võ", tàn phá vườn xoài rất khủng khiếp. Với thân hình thon dài, chích hút khỏe, bọ trĩ phá hại bằng cách đục thủng vào bộ phận non của cây như lá, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa”, ông Hiện nói.

Trên lá, bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, bọ trĩ làm chồi không ra lá, trái. Trên bông, loại bọ này làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt. Bọ trĩ trên trái sẽ làm da trái xoài gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng, nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái, cả trái non lẫn trái lớn đều bị sần sùi.

Cùng với bọ trĩ, rầy bông gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích, cộng với chất thải của rầy trên lá, bông, cành tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hống phát triển, che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

“Thu nhập chính của gia đình tôi trông cả vào vườn xoài này. Thế mà cứ hết bọ lại rầy làm cho năng suất sụt giảm thê thảm”, ông Hiện chia sẻ.

Phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực BVTV, ông Sang và ông Hiện mới biết đến những sản phẩm trừ bệnh thán thư và trừ bọ trĩ, rầy bông vừa hiệu quả, lại an toàn.  

"Tâm phục, khẩu phục"

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm trái cây luôn hướng tới chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, để phòng trừ dịch hại trên xoài, nhưng vẫn đảm bảo xoài đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, cần phải sử dụng các loại thuốc BVTV một cách có chọn lọc.

Trong số các sản phẩm mà các chuyên gia BVTV khuyến cáo sử dụng để trị bệnh cho xoài có Amistar 250SC và Chess 50WG. Amistar 250SC là thuốc trừ bệnh nội hấp và lưu dẫn mạnh, tác động tiêu diệt nấm bệnh bằng cách gây ức chế quá trình sản sinh năng lượng ở ty thể, nấm bệnh sẽ mất khả năng gây hại cây trồng do không có nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển. Amistar 250SC có liều dùng thấp, với 160 - 200ml pha cho 200 lít nước là có thể kiểm soát bệnh hại hữu hiệu.

Ông Sang kể: "Lúc mới được giới thiệu sử dụng Amistar 250SC, tôi cũng còn bán tín bán nghi. Tôi phun thử lần đầu khi hoa bung chà và lần thứ 2 cách đó khoảng 7 ngày. Nhưng không may đúng đợt đó trời mưa liên tục.

Tôi nghĩ thôi công mình lại thành công cốc rồi. Tôi thật sự bất ngờ khi tôi không phun thuốc lại mà bông xoài vẫn sáng đẹp, không có dấu hiệu của bệnh thán thư, tỉ lệ đậu trái rất cao.

Thuốc Amistar 250SC còn được khuyến cáo sử dụng thêm lần thứ 3 trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày để phòng ngừa bệnh thán thư và một số nấm bệnh trên vỏ trái trong trường hợp bà con không bao trái. Lúc thu hoạch, thương lái rất ưng quả xoài của vườn nhà tôi, vừa khen chất lượng, vừa hài lòng về mẫu mã. Thực sự lúc đó tôi vui lắm, và từ bán tín bán nghi, tôi đã tâm phục khẩu phục"

Theo ông Sang, thực tế cho thấy ưu thế vượt trội của Amistar 250SC là không gây những tác động xấu cho môi trường và rất an toàn cho cây ngay cả phun lúc cây ra hoa, đậu quả. Nhờ vào chất lượng cao và ổn định, Amistar 250SC giúp bảo vệ toàn diện cho cây trồng, ngay cả những phần non mới mọc và có hiệu lực kéo dài ngay cả khi thời tiết bất lợi.

Nếu Amistar 250SC giúp kiểm soát nấm Colletotrichum Gloeosporioides thì Chess 50WG đặc trị côn trùng chích hút. Đặc biệt, trên xoài, Chess 50WG với liều dùng 200g pha cho 200 lít nước có thể kiểm soát tốt rầy bông xoài và bọ trĩ. Chess 50WG có tác động kép tạo nên cơ chế “3 khóa”: khóa miệng - khóa chân - khóa sinh sản, giúp kìm hãm nhanh mật số dịch hại sau khi phun. Chess 50WG có đặc tính lưu dẫn 2 chiều, hiệu lực kéo dài, kiểm soát côn trùng một cách hữu hiệu.

“Điều khiến tôi tâm đắc là khi sử dụng Amistar 250 SC và Chess 50 WG cây trồng được đảm bảo an toàn nhưng các loài thiên địch không bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nếu sử dụng các loại thuốc khác ngoài thị trường, cứ cách 4 - 7 ngày là phải phun xịt 1 lần, còn thuốc của Syngenta thì mỗi lần phun cách nhau đến 14 ngày, vừa giảm được số lần phun lại có hiệu quả cao hơn. Với nông dân chúng tôi thì các loại thuốc này chính là "phao cứu sinh" cho vườn xoài", ông Hiện bày tỏ.

Cầm trên tay những trái xoài to, da bóng, vàng ươm, ông Hiện cho biết ngoài được hướng dẫn kỹ thuật, ông và bà con xung quanh còn được các kỹ sư của Syngenta Việt Nam hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly sau lần phun cuối để đảm bảo trái xoài không bị tổn dư thuốc BVTV, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hành nông nghiệp tốt để có vùng sản xuất lớn

Hiện nay xoài Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường khó tính. Để quả xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các nhà vườn cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo sử dụng thuốc BVTV an toàn. Việc ứng dụng kỹ thuật, thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất sẽ tạo ra các vùng sản xuất lớn, sản phẩm có sức cạnh tranh cao thị trường. Syngenta mong muốn góp sức mình vào việc cùng bà con đưa trái xoài Việt Nam có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới.

(Bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị Bền vững, công ty Syngenta Việt Nam).


Ruồi đục trái xoài Ruồi đục trái xoài Đau đầu vì bọ trĩ hại xoài Đau đầu vì bọ trĩ hại xoài