Mô hình kinh tế Đề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấmĐề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấm

Đề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấmĐề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấm

Ngày đăng 01/11/2015

Đề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấmĐề xuất đóng cửa một năm với nhà máy thức ăn chăn nuôi dùng chất cấm

Tại hội nghị “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra ngày (28/10) tại TP HCM, TS Nam Vương Trung, Trưởng bộ môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi Nam Bộ tỏ ra lo lắng khi các loại hóa chất bị cấm ngày càng lan rộng ở mức báo động.

Trước đó, chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện từ năm 2001 nhưng với tỷ lệ rất nhỏ.

Đến năm 2009 mức tồn dư chất cấm trong thức ăn chăn nuôi bắt đầu tăng dần chiếm khoảng 10% và đến 2015 tỷ lệ này đang tăng nhanh chóng.

Điển hình là trong năm nay tại TP HCM, trong 227 mẫu nước tiểu heo giết mổ của 51 lô đã phát hiện 31 mẫu dương tính với chất salbutamol với hàm lượng 80 - 130ppb trong khi quy định cho phép tồn dư là 20ppb.

Tại Đồng Nai, kết quả kiểm tra 44 trong tổng số 22.000 trang trại ghi nhận 14 cơ sở có heo dương tính với chất cấm.

Hay mới đây, thanh tra về chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng phát hiện 5 công ty vi phạm, đặc biệt, chất cấm xuất hiện cả trong các cơ sở giết mổ, siêu thị, chợ…

Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM, 9 tháng đầu năm, lượng chất cấm phát hiện trong chăn nuôi tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, chất cấm được phát hiện từ các cở sở chăn nuôi, giết mổ ở Đồng Nai đưa về TP HCM chiếm số lượng lớn nhất khoảng 45%, với 11 lô tồn dư chất cấm, các địa phương còn lại là Tiền Giang 4 lô, Long An 4 lô…

“Nhiều cơ sở chúng tôi kiểm tra tới lần thứ 2 vẫn còn dương tính.

Điều này cho thấy họ sử dụng chất cấm vượt quá mức cho phép.

Mới đây, trang trại chăn nuôi heo Minh Ngọc ở Củ Chi (TP HCM) đã được cơ quan công an điều tra mời lên làm việc nhưng họ vẫn né tránh và không chịu nhận trách nhiệm.

Nhiều cơ sở khác đã phạt hành chính cảnh cáo nhưng vẫn tái phạm”, ông Thảo nói.

Vì vậy, ông Thảo kiến nghị, Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể và nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực này.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thông cần xem xét điều chỉnh Thông tư 57 để việc kiểm tra xử lý có hiệu quả hơn.

Đồng thời, quy định trách nhiệm của chủ cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở giết mổ trong việc thực hiện lưu giữ gia súc khi phát hiện tồn dư chất cấm trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm định lượng.

Đối với Bộ Y tế, cần bổ sung một số điều về quy đinh mức giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y trong thực phẩm.

Song song với đó, cơ quan này cần có trách nhiệm theo dõi các chất cấm được nhập vào Việt Nam để kiểm soát chặt chẽ đường đi của chúng.

Đồng quan điểm với ông Thảo, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam Lê Bá Lịch cho rằng, cơ quan quản lý nên thường xuyên kiểm tra đột xuất các hộ nông dân, trang trại, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

Nếu vi phạm sử dụng chất cấm, kháng sinh quá liều thì không cho xuất bán sản phẩm ra thị trường 3 - 6 tháng.

Riêng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu nhập khẩu nguyên liệu kém chất lượng, tồn dư chất cấm thì nên áp dụng hình thức sử phạt cao nhất là đóng cửa 6 tháng đến một năm.

“Chỉ có đóng cửa nhà máy thì các đơn vị làm ăn bất hợp pháp mới nhận thức được tác hại của việc sử dụng chất cấm.

Còn nếu nhà chức trách chỉ phạt hành chính, với mức cao nhất tới 100 triệu đồng thì cũng không ăn nhằm gì với doanh nghiệp, và càng khiến họ tìm mọi cách để lách luật nhiều hơn”, ông Lịch nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, đối với người chăn nuôi, các ban ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để họ nhận thức được rằng, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là việc làm vi phạm pháp luật, vừa hại người khác, vừa hại chính mình.

Các chuyên gia về lĩnh vực chăn nuôi cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn mua những sản phẩm thịt có màu đỏ tươi, nhiều nạc và nhão vì đó là những biểu hiện của hàng có sử dụng chất tạo nạc.

Tại Việt Nam, clenbutarol và salbutamol cùng với ractopamine là 3 chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2002.

Các chất độc hại này rất dễ tồn dư trong thịt và có thể gây trúng độc mãn tính và cấp tính: Rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp...

Nó còn có thể gây ung thư hoặc đột biến tế bào.


Ẩn số thị trường gà Tết Ẩn số thị trường gà Tết Báo động ô nhiễm ở các trang trại bò quy mô lớn Báo động ô nhiễm ở các trang trại…