Tin nông nghiệp Đệm lót sinh học cải thiện môi trường chăn nuôi

Đệm lót sinh học cải thiện môi trường chăn nuôi

Tác giả Minh Phúc (tổng hợp), ngày đăng 24/05/2019

Đệm lót sinh học cải thiện môi trường chăn nuôi

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa...) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê...) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học.

Một hộ dân ở Yên Thế chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học.

Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu" đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus... với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. 

Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa Nol của cơ sở Minh Tuấn; EMIC (Công ty cổ phần Công nghệ vi sinh và môi trường); EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEM-P1 (Trung tâm Tư vấn CTA)...Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học. Ở nước ta từ năm 2010 công nghệ này đã được áp dụng đầu tiên (năm 2014) tại thành phố Phủ Lý. Đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ. 

Tuy nhiên, công nghệ sử dụng đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, nhất là trong chăn nuôi lợn lượng nước tiểu của lợn nhiều dễ gây ẩm làm hạn chế tác dụng của giải pháp. Để khắc phục được hiện tượng lên men sinh nhiệt cần có các thiết bị làm mát và như vậy sẽ phải đầu tư tốn kém hơn.


Chủ động phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi Chủ động phòng chống rét cho cây trồng,… Xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ nhiệt sinh học compost Xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ…