Dẻo thơm cốm Tú Lệ đặc sản Tây Bắc
Tây Bắc đã vào mùa lúa chín. Từ cánh đồng Mường Lò cho tới những cung ruộng bậc thang Mù Cang Chải màu xanh của lúa đã bắt đầu chuyển sang một màu vàng óng ả, màu của no ấm.
Chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang của Tú Lệ, Lìm Mông, Lìm Thái đã cắt gần xong cho kịp giã, cốm ở Khau Phạ đã vào mùa.
Con đường chạy dọc bản Lìm Thái (xã Cao Phạ, Văn Chấn, Yên Bái) vắng hoe.
Nếu không nghe tiếng cười và tiếng thậm thịch vọng ra từ dưới nhà sàn, đằng sau hàng rào cúc tần, sẽ tưởng dân làng đã đi nương hết. Cất tiếng xin phép chủ nhà rồi đẩy cái cổng tre bước vào sân, quang cảnh đã khác.
Chiếc cối giã cốm là trung tâm, cả đại gia đình xúm quanh, mỗi người một việc nhịp nhàng.
Mẻ cốm mới giã xong phớt màu mạ non.
Nhón lấy mấy hạt đầu nong nhai nhè nhẹ đã thấy ngọt nơi đầu lưỡi, hương nếp thơm lựng đến bồi hồi.
Mùa cốm kéo dài khoảng 15 ngày, bắt đầu khi lúa nếp sắp chín.
Nếp non mới cắt về phải tuốt ngay, chọn hạt mẩy làm cốm.
Việc rang lúa nếp tại nhà cô Hà Thị Song được giao cho cô con dâu tương lai Lò Thị Ngân.
Lúa nếp rang chín để nguội mới giã thành cốm. Nhà bên, bà mẹ ngồi đảo cốm trong cối, hai cô con gái cùng đạp cần cối, tiếng thậm thịch đều theo nhịp chân.
Giã xong một mẻ, cốm được đổ ra nong, sảy và nhặt hết mày trấu rồi lại giã tiếp, cứ thế 3 lượt.
Làm cốm tuy nhẹ nhàng nhưng phải luôn tay, luôn chân.
Mùa cốm, nhà nào đông con làm được nhiều nhất. Một ngày một nhà có thể làm được 30kg.
Người Thái ở bản Lìm thường gói cốm bằng lá dong, giữ hương thơm và độ dẻo được lâu.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ