Dịch bệnh tấn công tôm ở Móng Cái đã có gần 330 ha tôm bị chết
Theo các cơ quan chức năng, hiện chưa tính được mức thiệt hại tính quy đổi ra tiền bởi tôm chết ở đủ các độ tuổi nuôi, từ mới nuôi cho tới sắp thu hoạch.
Nguyên nhân tôm chết hàng loạt, được các cơ quan liên quan xác định là do Hội chứng hoại tử gan, tụy cấp tính.
Theo ông Thiều Văn Thành – Chi cục phó Chi cục Thú y Quảng Ninh – một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh trên là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ mặn nước tăng cao – điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính phát triển.
Ngoài ra, việc người dân mua giống tôm từ nhiều nguồn khác nhau mà các cơ quan chức năng khó kiểm soát, như từ Trung Quốc, miền Trung…, cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh dịch.
Không chỉ tại Móng Cái, tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên cũng đã 12,4ha tôm bị chết. Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng 2 thì 3,2 ha nuôi tôm của công nghiệp của gia đình ông Lưu Đức Chiến dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Hiện, các lực lượng chức năng vẫn đang túc trực tại hiện trường cùng các hộ dân tiếp tục nỗ lực dập dịch và ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.
Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, đối với những điểm nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh, nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, các hộ nuôi cần tiến hành thu hoạch ngay để giảm thiểu thiệt hại. Đến nay, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn TP Móng Cái đã và đang triển khai thu hoạch sớm để giảm thiểu thiệt hại.
Tuy nhiên, do tôm non nên sản lượng thấp và giá thành rẻ, chỉ từ 30.000 đồng – 90.000 đồng/kg tùy loại.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ