Dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp
Người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm.
Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre đã gửi công văn đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 30 tấn hóa chất chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia để chống dịch bệnh trên tôm đang diễn ra và có chiều hướng lây lan trên diện rộng trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh này.
Trước đó, cũng trong năm nay, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ cho Bến Tre 60 tấn hóa chất chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia để tỉnh tiến hành xử lý môi trường các ao nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Điều này cho thấy, tình hình dịch bệnh trên tôm ở Bến Tre vẫn đang diễn biến phức tạp. Các kết quả quan trắc môi trường do Chi cục Thủy sản Bến Tre thực hiện trong tháng 11 tại 3 huyện ven biển là Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại, đều thể hiện rất rõ thực trạng này.
Theo ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre, trong đợt quan trắc môi trường ngày 6/11, có 29/36 mẫu giáp xác phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng. Kết quả quan trắc môi trường ngày 13/11, cho thấy, 26/35 mẫu giáp xác phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng, 3/35 mẫu giáp xác bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp, 5/35 mẫu giáp xác bị bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Như vậy, tình hình nhiễm bệnh đốm trắng tại 3 huyện ven biển của Bến Tre đang ở mức cao.
Thông tin từ Sở NN-PTNT Bến Tre cho hay, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh đã gây thiệt hại gần 700 ha nuôi tôm của người dân. Dịch bệnh xảy ra chủ yếu tại các huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
Chi cục Thủy sản Bến Tre nhận định, từ nay đến cuối năm 2023, áp thấp nhiệt đới, bão, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh tràn về làm môi trường nước các ao nuôi không ổn định dễ gây sốc là điều kiện tốt để các dịch bệnh nguy hiểm phát triển mạnh ở các vùng nuôi tôm.
Dịch bệnh đang đe dọa nhiều ao tôm ở Bến Tre. Ảnh: Sơn Trang.
Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản Bến Tre khuyến cáo người nuôi thủy sản tạm ngưng thả giống tôm nước lợ ở các vùng không còn thuận lợi (bệnh đốm trắng xuất hiện thường xuyên, độ mặn không còn...), thực hiện công tác cải tạo ao nuôi hoặc thả nuôi các đối tượng khác như: cá nâu, cá phi, cá bông lau ... để tăng thu nhập và cách ly mầm bệnh. Người nuôi tôm tuyệt đối không được lấy nước tại các kênh rạch bị nhiễm bệnh đốm trắng chưa qua xử lý cấp vào ao tôm nước lợ đang nuôi
Đối với các ao tôm đang nuôi, người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường ao nuôi. Khi trời mưa có thể thiếu oxy cục bộ, nên cần tăng cường hệ thống cung cấp oxy. Sau các cơn mưa lớn, cần kiểm tra các thông số môi trường như: pH, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc (NH3, H2S, NO2 …), và sử dụng các sản phẩm chống sốc như Yucca, C - Tạt hoặc các loại khoáng, vôi xử lý nhằm ổn định môi trường nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật.
Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường, người nuôi tôm cần phải báo ngay cho UBND xã hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng NN-PTNT huyện để được hướng dẫn cách ly, xử lý dập dịch.
Không chỉ Bến Tre, dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp trên tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có những bệnh mới. TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, cho biết, bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD) đã xuất hiện từ năm 2022 đến nay. Bệnh này đang diễn ra âm ỉ và đã gây thiệt hại rất lớn cho những trang trại nhiễm bệnh. Đến nay, vẫn chưa có phác đồ điều trị với bệnh này.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ