Tin thủy sản Dịch cá khô: Giải pháp dinh dưỡng thông minh cho tôm

Dịch cá khô: Giải pháp dinh dưỡng thông minh cho tôm

Tác giả Tuấn Anh (Theo Advocate), ngày đăng 08/02/2018

Dịch cá khô: Giải pháp dinh dưỡng thông minh cho tôm

Cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chất lượng pellet tốt và kích thích tính thèm ăn của vật nuôi chính là những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của thức ăn cho tôm. Dịch tôm, cá, bột gan mực, bột ngao hay bột nhuyễn thể bởi vậy mới trở thành những nguyên liệu thức ăn nuôi tôm phổ biến tại châu Á.

Phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu chế biến, tiêu chuẩn bảo quản sản phẩm mà những nguyên liệu trên có thể trở thành nguồn đạm động vật biển rất dễ tiêu hóa. Trong số này, dịch cá còn giúp cải thiện quy trình ép viên (pelleting) và đặc tính kết dính. Ngoài ra, những nguyên liệu này còn chứa hàm lượng cao protein hòa tan và các peptide ngắn (<1.000 Da);  axit amino và chất dẫn xuất; hàm lượng cao các hợp chất nitơ hòa tan khác như TMAO (Trimethylamine-N-oxde), nucleotide, nitơ bazơ bay hơi (TVBN) và taurine. Tất cả những thành phần này đều có hoạt tính sinh học rất cao trong tôm; ngoài ra, đây còn là những dưỡng chất hấp dẫn và kích thích tính thèm ăn của tôm nên còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho vật nuôi.

Nguyên liệu phải tươi

Một chuỗi cung ứng ngắn (dưới 24 giờ sau chế biến) và hiệu quả (dưới 1 giờ vận chuyển) là chìa khóa để đảm bảo các nhà máy chế biến dịch cá khô có nguồn nguyên liệu an toàn và tươi mới. Theo một khảo sát gần đây về nguồn nguyên liệu tươi sống do Aquativ (Diana Aqua) thực hiện, sự tươi mới của các lô hàng bột cá mẫu trên thị trường không hề đồng đều nhau (Hình 1). Trái lại, các phân tích trên 32 lô hàng DFS lại cho thấy độ đồng đều rất cao về hàm lượng các amine sinh học ở mức thấp.

Mặc dù, các amine sinh học có thể tác động tới hiệu quả cuối cùng của thức ăn cho tôm, chúng thường xuyên được coi là dấu hiệu của một chuỗi cung ứng thiếu đồng bộ, các protein tự hủy hoặc thậm chí gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và sự thâm nhập của vi khuẩn. Tất cả những yếu tố này đều tác động xấu tới sự phát triển của tôm. Trong quá trình lên men, vi khuẩn sẽ phá vỡ thành phần protein trong thực phẩm thành những phân tử biogenic amine và biến chúng thành thực phẩm lên men.

Tại hình 2, một loạt phân tích đã được tiến hành trên dịch cá khô của Argentina. Kết quả cho thấy, đây là một sản phẩm chất lượng tốt, luôn giữ được sự tươi mới suốt thời gian dài, góp phần tạo ra chuỗi cung ứng tối ưu và dễ kiểm soát cụ thể trong hình 3.

Chế độ dinh dưỡng độc đáo

Dịch ép được sấy khô đòi hỏi công nghệ chế biến đặc trưng nhằm bảo quản được chất lượng protein, tính tiêu hóa, trong khi vẫn kiểm soát nitơ dễ bay hơi, dịch nhầy chứa peptides, nhạy ẩm và hàm lượng muối. Nhờ quy trình chế biến độc quyền nên sản phẩm DFS của Argentina chứa 67% protein, cao hơn dịch mực (22 - 45% protein); bột nhuyễn thể krill (50 - 60%) hoặc bột gan mực (28 - 41%) và tương đương bột cá phẩm cấp cao (67 - 70%). Dù vậy, DFS không phải là bột cá vì chất lượng protein hoàn toàn khác biệt (hình 4). Thực chất chúng chứa hàm lượng cao protein hòa tan và peptide ngắn, nhờ đó, các hãng chế tạo thức ăn tôm chỉ sử dụng với liều lượng thấp để tạo tính tương tác hiệu quả giữa tính sinh khả dụng của các peptide, axit amino và các hợp chất nitơ hòa tan khác để tạo thành một công thức thức ăn hoàn chỉnh có tác dụng cải thiện tăng trưởng trên tôm.

Tính năng vượt trội

DFS giúp vật nuôi tăng trưởng vượt trội và hiệu quả hơn các nguyên liệu thay thế khác. Để khẳng định điều này, các nhà khoa học đã thực hiện nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng tại Đại học Jeju, Hàn Quốc trong 52 ngày. Nghiệm thức ăn 9% bột cá (33% CP, 8% béo), 2% DFS để so sánh với nghiệm thức chứa 5% bột gan mực (SLP) hoặc 2% bột nhuyễn thể krill. Tôm được cho ăn theo hai chế độ dinh dưỡng khác nhau, sau đó được thử thách vi khuẩn Vibrio harveyi và theo dõi  tỷ lệ sống trong 23 ngày để đánh giá khả năng kháng bệnh.

Tới ngày nuôi cuối, nghiệm thức thức ăn 2% DFS đạt kết quả tương tự nghiệm thức chứa 5% SLP và 2% bột krill về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Nhưng quan trọng hơn, tôm được cho ăn DFS đạt tỷ lệ sống tốt hơn tôm ăn bột krill.

Hiện, không có sản phẩm dịch cá lỏng được cấp chứng nhận bền vững và có khả năng truy xuất nguồn gốc trên thị trường. Nhưng dịch cá khô DFS của Argentina hoàn toàn được chế biến từ sản phẩm phụ cá tuyết hake khai thác tại khu vực 41 do FAO giám sát. Đó là lý do DFS đạt chứng nhận IFFO RS của Tổ chức bột cá, dầu cá quốc tế. Đây là nguồn protein có chất lượng ngang bột cá phẩm cấp cao nhưng bền vững hơn bột cá.

>> Dịch cá khô (DFS) là một nguồn dinh dưỡng mới và nổi trội hơn hẳn dịch cá lỏng hoặc các nguyên liệu đạm từ ngao và mực. DFS được đánh giá là nguyên liệu cải tiến, sản xuất tại Argentina từ các sản phẩm phụ của cá tuyết Atlantic khai thác tự nhiên (Merlucius merlucius). Nguyên liệu độc đáo được độc quyền sản xuất theo công thức dành riêng cho tôm và khác biệt các nguyên liệu thức ăn truyền thống trước đây.


Nuôi tôm sạch theo công nghệ Semi Biofloc, kiếm tiền tỷ mỗi năm Nuôi tôm sạch theo công nghệ Semi Biofloc,… Mô hình tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu Mô hình tôm càng xanh thích ứng với…