Tin thủy sản Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu tôm

Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu tôm

Tác giả Trúc Chi, ngày đăng 25/10/2023

Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu tôm

Tính riêng tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ ghi nhận tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và là tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương trong năm nay.

Tháng 9 kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 322 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2023 kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 322 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

VASEP cho biết, xuất khẩu tôm trong tháng 9/2023 mặc dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng. Tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc) với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%.

Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó.

Riêng tại Hong Kong, Trung Quốc sau khi tăng trưởng dương trong tháng 6,7 và 8, xuất khẩu tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm khi giảm 13% trong tháng 9, còn đạt 61 triệu USD. Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.

Sau kỳ nghỉ lễ dài gồm tết Trung thu và ngày Quốc khánh, nhu cầu tiêu thụ tôm tại Trung Quốc ghi nhận giảm mạnh. Trước đó, Trung Quốc nhập khẩu nhiều tôm từ Ecuador đã dẫn tới tồn kho cao. Các công ty nắm hàng tồn kho không muốn giảm giá bán để giải phóng hàng. Theo VASEP, sự kiện xả nước thải hạt nhân từ Nhật Bản được cho là có ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có tôm tại thị trường Trung Quốc. Dự kiến, trong quý cuối năm nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc cũng chưa thể phục hồi.

Ảnh minh họa.

Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường tích cực khi xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 9 với +23% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương và là tháng tăng trưởng cao nhất (tháng 7 tăng 14%, tháng 8 tăng 11%). Lũy kế 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 520 triệu USD, giảm 23%.

Theo VASEP, với những tín hiệu tích cực hơn từ các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào dịp lễ cuối năm. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay tiếp tục thu hẹp mức giảm và ghi nhận kết quả tích cực hơn nửa đầu năm.

Tận dụng triệt để các lợi thế

Báo Lao Động dẫn nguồn theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành tôm đang đứng trước nhiều thách thức như: Hoạt động nhỏ, tự phát; tỉ lệ nuôi thành công thấp, giá thành cao; tôm giống chất lượng chưa cao. Vào những tháng cao điểm xuất khẩu cuối năm, nhu cầu thị trường thế giới có thể có biến động khó dự đoán do lạm phát, cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu khác…

Trao đổi với báo Công Thương, ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến nghị, thời gian tới, các doanh nghiệp phải tăng cường các sản phẩm thế mạnh như: sản phẩm hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng; có biện pháp bán hàng và thanh toán phù hợp; đồng thời, tận dụng triệt để các lợi thế từ Hiệp định EVFTA để nâng sức cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trường này.

Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc hiện đang chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường này, ông Trương Đình Hòe khuyến nghị, các doanh nghiệp cần phải linh động với hình thức xuất khẩu, lựa chọn cách thức thanh toán phù hợp. Đồng thời, cập nhật các chính sách nhập khẩu của Trung ương và địa phương. Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh như tôm sú. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế địa lý đẩy mạnh xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc.

“Để xuất khẩu tôm cả nước đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2023, trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm lợi thế là tôm sú. Đồng thời tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc, tăng cường xuất các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng vào thị trường EU, tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để tăng sức cạnh tranh…”, ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh.

Trước đó, ông Trương Đình Hòe dự báo, hết năm 2023 xuất khẩu tôm dừng lại ở mức 3 tỷ USD đã là thành công. Con số này thấp hơn so với kế hoạch mà ngành thủy sản đặt ra cho mặt hàng tôm xuất khẩu trong năm nay là trên 4,3 tỷ USD.

Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp, hiện cũng đang nỗ lực mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, mở rộng thêm thị trường như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, để gia tăng xuất khẩu trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cũng kiến nghị cần sự hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng, nâng cấp máy móc trang thiết bị, phục vụ nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Phát huy thế mạnh con tôm trong xuất khẩu thủy sản Phát huy thế mạnh con tôm trong xuất… Khoa học công nghệ đã ‘góp sức’ cho tăng trưởng của ngành thủy sản Khoa học công nghệ đã ‘góp sức’ cho…